Cảnh Sát Hình Sự Hàn Quốc
Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an luôn xác định cảnh sát hình sự là lực lượng nghiệp vụ quan trọng, xứng danh “quả đấm thép” của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Phán Xét Cuối Cùng: Final Justice
Cuộc chiến giữa cảnh sát và xã hội đen là đề tài quen thuộc trong các bộ phim cảnh sát hình sự Hồng Kông. Phán Xét Cuối Cùng với sự tham gia của 2 tên tuổi kỳ cựu Châu Tinh Trì và Châu Nhuận Phát là một bộ phim hành động kịch tính xen lẫn yếu tố hài hước. Phim nhiều phen khiến khán giả thót tim, nhưng cũng không thiếu những cảnh dở khóc dở cười.
Xem thêm: Tổ hợp những phim hình sự Mỹ hấp dẫn, xem xong là ghiền
Đồng Tiền Xương Máu bộ phim cảnh sát hình sự Hồng Kông hay nhất với sự tham gia của gương mặt vàng trong làng phim hành động Châu Nhuận Phát. Phim xoay quanh cuộc đời của Bullet, con trai một diễn viên đóng thế. Dòng phim võ thuật suy yếu, ngành đóng thế không còn được coi trọng.
Từ nhỏ, Bullet cùng cha và anh trai phải sống trong một căn hộ nhỏ trong con hẻm dành cho những người cư trú bất hợp pháp tại Hồng Kông, nơi cư trú của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Phim không chỉ khiến khán giả mãn nhãn bởi những pha võ thuật đẹp mắt, mà còn thể hiện một khía cạnh của những người làm nghề diễn viên đóng thế, công việc nguy hiểm nhưng chưa từng được lộ mặt trên màn ảnh.
Giác Quan Thứ 6: The Sixth Sense
Giác Quan Thứ 6: The Sixth Sense bộ phim phá án TVB với nhiều tình tiết bất ngờ, hấp dẫn xoay quanh nhân vật chính An Ni khi dẫn dắt đội của mình điều tra những vụ trọng án. Với giác quan thứ 6 mạnh mẽ, cô đã nhiều lần nhìn thấu những góc khuất, tìm ra những tình tiết đảo ngược hoàn toàn bố cục vụ án. Nhưng khi mọi mũi nhọn đều chĩa về phía người thân của mình, cô sẽ lựa chọn ra sao, kiên trì theo đuổi chính nghĩa hay đi theo mách bảo từ chính trái tim mình?
Xem thêm: Top 5 phim hình sự Hong Kong xem hoài không chán
Bằng Chứng Thép: Pháp Chứng Tiên Phong
Bằng Chứng Thép - Bộ phim cảnh sát hình sự Hồng Kông hay nhất từng là một thời tuổi thơ của bao người. Bộ phim là quá trình trưởng thành và kiên trì theo đuổi chính nghĩa của những người cảnh sát với nhiều vụ án riêng lẻ. Đặc biệt, bộ phim phá án TVB nổi tiếng này không chỉ khắc hóa vai trò của tổ trọng án, những người làm công tác điều tra chính, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của những bộ phận khác như pháp ý, pháp chứng…
Tiềm Hành Truy Kích bộ phim cảnh sát hình sự Hồng Kông với sự tham gia của nhiều gương mặt quen thuộc của TVB như Huỳnh Tông Trạch, Từ Tử San, Tạ Thiên Hoa. Trong phim Huỳnh Tông Trạch vào vai nội gián và có một chỗ đứng nhất định trong tổ chức ma túy đứng đầu Hồng Kông. Những giằng xé về tâm lý, cuộc chiến giữa chính – tà và ranh giới mong manh giữa thiện và ác càng đẩy tiết tấu của bộ phim lên cao trào. Phim cũng nói lên góc khuất của ngành cảnh sát chìm ở khía cạnh không phải ai cũng có thể nhận thấy được.
Xem thêm: Top phim hình sự Trung Quốc hấp dẫn, gay cấn đến từng giây
Hồ Sơ Trinh Sát là bộ phim phá án TVB góp mặt trong danh sách top 10 phim kinh điển của truyền hình Hồng Kông qua mọi thời đại. Đây cũng là bộ phim mở màn cho dòng phim phá án sau này. Những vụ án mạng ly kỳ, tưởng chừng như không có mối liên hệ nào, dường như đều có sự kết nối sâu xa nào đó. Vậy chiếc chìa khóa để phá giải những bí ẩn rùng rợn đó là gì? Liệu kẻ ác cuối cùng có bị đưa ra ánh sáng?
Xem thêm: Top phim hình sự Hàn Quốc với nội dung kịch tính, gay cấn đến nghẹt thở
Phim phá án TVB nói về sự anh dũng của các nữ cảnh sát Hồng Kông không thể bỏ qua chính là Lực Lượng Phản Ứng. Chu Tố Nga và Trần Tam Nguyên, 2 nữ cảnh sát với cá tính hoàn toàn khác nhau. Một người luôn đặt gia đình lên hàng đầu, còn một người lại hết lòng vì công việc. Cùng vào làm việc tại tổ trọng án, hai nữ cảnh sát này sẽ làm thế nào để đối mặt với những thử thách trước mắt trong quá trình khẳng định bản thân và theo đuổi mục tiêu của mình.
Phi Hổ Cực Chiến là phim cảnh sát hình sự Hồng Kông hay nhất về đề tài chiến đấu chống khủng bố. Cả 3 phần của bộ phim là cuộc hành trình của những cảnh sát trong đội chiến đấu Phi Hổ trong cuộc chiến đẫm máu chống tại những tên tội phạm nguy hiểm. Hai thế hệ cảnh sát trung niên – thanh niên điều xuất hiện trong bộ phim cảnh sát hình sự Hồng Kông này.
Vì sự khác biệt về thế hệ họ luôn bất đồng trong quan điểm từ cách điều tra, phá án. Liệu họ sẽ làm thế nào để bắt tay với nhau trong cuộc đấu tranh giành lại công lý. Họ sẽ làm thế nào để đưa những tội ác của bọn tội phạm nguy hiểm ra ngoài ánh sáng?
Đội Điều Tra Đặc Biệt: Death Investigation Extension
Phim bộ cảnh sát hình sự Hồng Kông Đội Điều Tra Đặc Biệt: Death Investigation Extension là phim phá án TVB có nội dung tương đối đặc biệt. Nội dung phim xoay quanh đề tài phá án nhưng thêm vào đó là những yếu tố tâm linh. Vu Tử Lăng vốn là một thanh tra cao cấp, trong một lần bị sét đánh, anh tình cờ có được năng lực thần giao cách cảm, giao tiếp được với ma quỷ.
Vu Tử Lăng trong phim bộ cảnh sát hình sự Hồng Kông này sẽ làm gì để phá được những vụ án mãi vẫn chưa tìm được đáp án cùng các đồng nghiệp trong “Bộ phận điều tra án mạng đặc biệt”? Những màn rượt đuổi kịch tính và hài hước khiến khán giả cười ra nước mắt cũng là một điểm cộng cho Death Investigation Extension.
Cảnh sát đặc nhiệm (tiếng Anh: Courage, Loyalty, Integrity, Fairness (viết tắt C.L.I.F.); tiếng Trung: 警徽天職) là phần 1 của loạt phim truyền hình về thủ tục cảnh sát C.L.I.F do Mediacorp sản xuất năm 2011 với sự hợp tác của Lực lượng Cảnh sát Singapore.[1] Phim gồm 20 tập với sự tham gia của các diễn viên chính Trịnh Bân Huy, Thích Ngọc Vũ, Bạch Vi Tú, Đồng Băng Ngọc, Huỳnh Tuấn Hùng và Lý Mỹ Linh cùng đông đảo dàn diễn viên phụ phát sóng từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 27 tháng 6 năm 2011 trên Channel 8.[2]
C.L.I.F. lấy Hội nghị thượng đỉnh an ninh quốc tế sắp diễn ra để làm bối cảnh xuyên suốt 20 tập phim. Bộ phim với nhiều vụ án lớn nhỏ đan xen công việc và cuộc sống của các cảnh sát.
Mở đầu bộ phim, Bộ trưởng Ngoại giao tiếp một phái đoàn đến viếng thăm và họp mặt tại một câu lạc bộ gôn. Một thùng rác ở bãi đậu xe ngoài trời bất ngờ phát nổ và bốc khói nghi ngút, hai cảnh sát của đồn cảnh sát địa phương là Trương Quý Tường và Hàn Hiểu Dương đã chứng kiến vụ việc khi đang tuần tra.
Cùng lúc đó, nhiều công nhân tụ tập bên ngoài tòa nhà thương mại hô khẩu hiệu đòi tăng lương thu hút nhiều sự chú ý và ngày càng nhiều người tham gia. Điều tra viên Đường Diệu Giai và Liêu Tâm Di lập tức đến và cố gắng xoa dịu tình hình. Lúc này, một tên cầm đầu bất ngờ hô to khẩu hiệu chống đối, gây náo loạn. Đường Diệu Giai nghi ngờ một người đàn ông là Mã Gia Toàn đã lợi dụng tình trạng bất ổn của người lao động để tổ chức cuộc biểu tình.
Trên một hòn đảo nhỏ cách đó hàng trăm km, Bộ phận Cảnh sát biển nhận được tin báo của người dân địa phương khi nghe thấy có tiếng nổ lạ. Chỉ huy tàu tuần tra Chương Sầm Lâm cùng các đồng nghiệp đến hòn đảo để kiểm tả; họ tìm thấy một số mảnh vỡ bom còn sót lại sau vụ nổ trong rừng trên đảo; Chương Sầm Lâm nghi ngờ có ai đó đang tiến hành thử nghiệm bom.
Chung Dịch Đạt của Phòng Điều tra Đặc biệt đến bên ngoài câu lạc bộ để điều tra, từ chất nổ được tìm thấy tại hiện trường nên biết được uy lực của quả bom không lớn. Vì ngoại trưởng của nhiều quốc gia khác nhau tụ tập trong câu lạc bộ vào thời điểm đó, nên không thể loại trừ khả năng mục tiêu của bọn tội phạm là các quan chức.
Ngay sau đó, một đoạn video đã được đăng tải trên mạng quay lại cảnh một người đàn ông đeo mặt nạ bị trói, gần đó có một quả bom hẹn giờ, chủ nhân đoạn video đưa ra thời hạn thách thức cảnh sát giải cứu nạn nhân.
Những người đứng sau âm mưu này là ai? Họ có liên hệ với những kẻ khủng bố quốc tế không? Hay một nhóm người quá khích bất mãn chính quyền lợi dụng tình hình để làm loạn nhằm gây khó xử cho chính phủ trong lần giao lưu quốc tế này? Lực lượng Cảnh sát Singapore phải tìm ra sự thật trước khi quả bom phát nổ.
Đội trưởng đội B tại Phòng Điều tra Đặc biệt (SIS) thuộc Bộ phận Cảnh sát Trung tâm của Cục Điều tra hình sự (CID).
Anh được đồng nghiệp kính trọng và từng công tác tại Bộ phận Cảnh sát Biển và Bộ Tư lệnh An ninh.
Năm 9 tuổi, cha anh tự tử sau một thất bại trong kinh doanh. Anh cùng với mẹ được một cảnh sát và cũng là một người bạn tốt của cha anh chăm sóc, nhờ đó đã tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của anh.
Cảnh sát điều tra cao cấp tại Đơn vị Điều tra Hình sự (HI) thuộc Bộ phận Cảnh sát Tanglin.
Mồ côi cha mẹ từ năm 7 tuổi, anh mất cha mẹ trong một vụ tai nạn xe cộ và có một người anh trai nhưng không mấy thân thiết. Bên trong vẻ ngoài lạnh lùng, xa cách của anh là một trái tim nhân hậu và sự cống hiến hết mình để đưa tội phạm ra trước công lý, giúp đỡ những người vô tội, bị áp bức.
Cảnh sát điều tra cao cấp tại HI, đồng nghiệp thường phối hợp với Đường Diệu Giai trong chi cục điều tra.
Cô xuất thân từ một gia đình có hôn nhân tan vỡ và sống gần gũi với ông bà, họ đã nuôi dạy cô nên người. Cô có tính cách hoạt bát năng động và dễ gần.
Từng là cảnh sát cấp cao chỉ huy tàu tuần tra tại Bộ phận Cảnh sát Biển (PCG) trước khi chuyển đến SIS.
Cô có nhiều cống hiến và tham vọng, quyết tâm ghi dấu ấn của mình trong một nghề nghiệp do nam giới thống trị.
Cảnh sát tại đồn khu vực Kampong Java thuộc Bộ phận Cảnh sát Tanglin.
Dù có cái nhìn bi quan và cách làm việc có phần thiếu sáng suốt nhưng anh thực sự là người có năng lực và trí thông minh, đồng thời có tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm cao. Do xuất thân từ tầng lớp lao động và lớn lên trong khu vực có nhiều tội phạm, anh có định kiến với tầng lớp thượng lưu giàu có.
Cô là cảnh sát mới vào nghề được phân công làm đồng nghiệp cùng khu vực với Trương Quý Tường, có khao khát được làm việc trong CID.
Do mới vào nghề và ham học hỏi mọi thứ, cô khó chịu trước sự bi quan của Trương Quý Tường. Cô xuất thân từ một gia đình giàu có, bị buộc phải học kinh doanh ở trường đại học để có thể tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Cô bỏ học đại học khiến cha mẹ cô thất vọng và rồi cô gia nhập lực lượng cảnh sát.
Để tạo ra tính chân thực cho bộ phim, các diễn viên chính đã phải trải qua một khóa đào tạo về công việc và nghiệp vụ cảnh sát do Bộ Chỉ huy Huấn luyện (TRACOM) tiến hành tại HTA. Các cảnh hầu hết được quay tại các địa điểm ngoài trời ở nhiều khu vực khác nhau của Singapore và các cơ sở cảnh sát như Bộ phận Cảnh sát Tanglin và Khu phức hợp Cảnh sát.
C.L.I.F. là bộ phim truyền hình được xem nhiều thứ 2 trong năm 2011 với lượng người xem trung bình là 924000, tập cuối đã thu hút hơn 1041000 lượt xem.[3] Bộ phim có số lượt streams trung bình mỗi tập cao nhất cho một kênh truyền hình Catch-Up của MediaCorp trên xinmsn với khoảng 47844 lượt.
Bộ phim nhận được phản hồi tích cực vì đã miêu tả chân thực về quá trình đấu tranh tìm kiếm sự thật cùng với những trở ngại mà các sĩ quan cảnh sát và gia đình họ phải đối mặt, mang lại cái nhìn khách quan hơn cho khán giả về công việc của những người thực hiện công lý, do trước đây hầu hết các phim về thủ tục cảnh sát của MediaCorp chủ yếu tập trung vào các cảnh hành động hoặc hài. Để đáp lại tình cảm của khán giả, MediaCorp tiếp tục hợp tác với Lực lượng Cảnh sát Singapore sản xuất phần thứ hai, hầu hết dàn diễn viên đều được giữ lại và quá trình quay phim bắt đầu vào cuối tháng 9.[4] Trước khi quay, đoàn phim đã xác nhận Trịnh Bân Huy và Lý Mỹ Linh sẽ không tiếp tục đóng phần 2, đồng thời sẽ có thêm sự tham gia của Thụy Ân, Phương Triển Phát và Lý Nam Tinh trong vai trò các nhân vật mới. C.L.I.F. 2 sẽ ra mắt vào tháng 2 năm 2013.[5]
Đến thời điểm hiện tại, loạt phim có 5 phần, mỗi phần nói về những bộ phận cảnh sát khác nhau như Cảnh sát giao thông, Cục điều tra hình sự, Phòng thương mại, Đơn vị kiểm soát cộng đồng, Lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển,...
Một loạt phim tương tự là Vệ quốc tiên phong gồm 2 phần phát sóng lần lượt vào năm 2017 và 2022. Loạt phim được sản xuất nhằm kỷ niệm 50 năm và 55 năm thực hiện chính sách Nghĩa vụ quân sự quốc gia của Singapore (NS) với sự tài trợ và hợp tác bởi Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ.
Triệu tập và cấm xuất cảnh 11 quan chức quân đội và cảnh sát
Nhóm điều tra đặc biệt về vụ thiết quân luật thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc đã bắt tay vào điều tra các quan chức tham dự cuộc họp Nội các diễn ra ngay trước khi Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào khuya ngày 3/12.
Ngày 10/12, Nhóm điều tra đặc biệt thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc cho biết, đã chính thức yêu cầu triệu tập điều tra 11 người, gồm các thành viên Nội các và Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia, để phục vụ công tác điều tra.
Trong số 11 trường hợp, hiện Nhóm điều tra đã kết thúc điều tra với một quan chức.
Trước đó vào tối ngày 9/12, Nhóm điều tra đặc biệt đã ban lệnh cấm xuất cảnh đối với Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Cho Ji-ho, Giám đốc Sở Cảnh sát Seoul Kim Bong-sik và chỉ huy đơn vị Cảnh vệ Quốc hội thuộc Cảnh sát Quốc gia Mok Hyun-tae.
Tư lệnh Phòng vệ thủ đô Lee Jin-woo và Tư lệnh Chiến tranh đặc biệt Lục quân Kwak Jong-keun cũng đã bị áp dụng lệnh cấm xuất cảnh trong ngày 9/12.
Đây đều là những quan chức có liên quan tới việc kiểm soát ra vào Quốc hội hoặc huy động binh lực quân đội tiến vào trụ sở Quốc hội trong ngày Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật.
Cơ quan Cảnh sát đã thông báo và đang trao đổi lịch triệu tập điều tra với Tổng tham mưu trưởng Lục quân Park An-su, người từng được giao giữ chức Tư lệnh thiết quân luật.
Cảnh sát cũng đang thu thập tài liệu của các đơn vị quân đội đã điều động binh lực khi Tổng thống ban bố thiết quân luật.
Nhóm điều tra đã đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh phản gián trình nộp tài liệu liên quan tới tình hình điều động binh lực vào thời điểm đó.
Trưởng nhóm điều tra cảnh sát Woo Jong-soo tuyên bố, sẽ không đặt ra giới hạn nào về đối tượng trong cuộc điều tra lần này, bao gồm cả Tổng thống.
Cảnh sát nhấn mạnh cơ quan này có thẩm quyền điều tra trực tiếp đối với tội nổi loạn, thể hiện quyết tâm điều tra một cách quyết liệt.
Do đó, dự kiến Cảnh sát sẽ tăng tốc thu thập chứng cứ và điều tra các nghi phạm liên quan tới vụ thiết quân luật.
Thành lập Nhóm công tố viên đặc biệt thường trực điều tra vụ thiết quân luật
Ngày 10/12, trong phiên họp toàn thể, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự thảo thành lập Nhóm công tố viên đặc biệt thường trực Quốc hội nhằm làm sáng tỏ hành vi nổi loạn thông qua việc ban bố thiết quân luật, vi phạm Hiến pháp được ban bố vào khuya ngày 3/12.
Trong số 287 nghị sĩ tham gia bỏ phiếu, có 210 người bỏ phiếu thuận, 63 người bỏ phiếu chống, 17 người bỏ phiếu trắng.
Đáng chú ý là các nghị sĩ của đảng cầm quyền cũng đã tham gia bỏ phiếu.
Đối tượng điều tra của Nhóm công tố viên đặc biệt thường trực Quốc hội là Tổng thống Yoon Suk Yeol, và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, cựu Tư lệnh Thiết quân luật Park An-su, các quan chức đã tham dự cuộc họp Nội các trước khi Tổng thống ban bố thiết quân luật, Thủ tướng Han Duck-soo, cựu Đại diện đảng Sức mạnh quốc dân Choo Kyung-ho, Tư lệnh Phản gián Yeo In-hyeong. Tiếp theo, Quốc hội tiến hành biểu quyết và thông qua dự thảo nghị quyết yêu cầu bắt khẩn cấp 8 quan chức liên quan tới vụ thiết quân luật.
Trong số 288 nghị sĩ tham gia bỏ phiếu, có 191 người tán thành, 94 người phản đối, 3 người bỏ phiếu trống.