Công ty cổ phần Eduvator Giấy chứng nhận số: 0107346642

Nền kinh tế của thành phố Washington D.C.

Washington D.C. có nền kinh tế đa dạng khiến nhiều thành phố khác của Mỹ phải ghen tị. Thành phố là trụ sở của chính phủ quốc gia, chiếm tới 29% số việc làm, đây cũng là lý do thu hút nhiều ngành công nghiệp khác đến khu vực này.

Washington, D.C. có nhiều công ty trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học, tài chính và chính sách công. Ngoài ra, du lịch là ngành công nghiệp lớn thứ hai của thành phố này, với 20 triệu du khách mỗi năm, đóng góp 5 tỷ đô la cho nền kinh tế địa phương.

Nhìn chung, nền kinh tế của khu vực Washington tiếp tục phát triển và là nền kinh tế vùng đô thị lớn thứ tư, đồng thời có tỷ lệ thất nghiệp thấp thứ hai cả nước.

Văn hóa – xã hội của thủ đô Washington D.C.

Thành phố Washington D.C. không có nhiều khác biệt lớn về văn hóa và xã hội so với các nơi khác tại Mỹ. Thủ đô Washington D.C. là một sự pha trộn đa dạng của nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, do đó tạo ra một môi trường đa văn hóa và đa dạng.

Hầu hết người dân ở Washington D.C giao tiếp bằng tiếng Anh, đây là ngôn ngữ chính thức và phổ biến nhất tại Mỹ. Tuy vậy, do tính đa sắc tộc của thành phố, có thể có sự khác biệt trong giọng điệu và cách phát âm giữa các cư dân.

Mặc dù vậy, nét chung của chất giọng tiếng Anh ở Washington D.C vẫn mang nét Mỹ cổ điển, khái quát, coi trọng tính tự lập và tự do cá nhân, điều này phản ánh nền văn hóa chung của Mỹ.

Những địa danh tại Washington D.C.

Nếu đã đặt chân đến đây, bạn không nên bỏ lỡ những địa điểm của thành phố này. Dưới đây Trang Visa gợi ý đến các bạn một vài địa điểm nổi tiếng của thành phố thủ đô Washington D.C.:

Đây chỉ là một số điểm đáng chú ý, nổi tiếng tại Washington D.C. và thành phố này còn có rất nhiều địa điểm khác để khám phá. Vì vậy, trước khi qua thăm thủ đô nước Mỹ, bạn hãy trang bị cho mình thật nhiều kiến thức để có cuộc trải nghiệm vui vẻ tại thủ đô nước Mỹ nhé!

Qua bài viết này, câu hỏi về thủ đô của nước Mỹ là gì? đã được giải đáp, đó là Washington D.C. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến một số điểm đặc biệt và địa danh nổi tiếng tại thành phố này để phần nào cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết.

Washington D.C. còn rất nhiều điểm tham quan và hoạt động khác mà du khách có thể khám phá khi đến thăm thành phố này. Nếu bạn chưa sở hữu tấm vé visa đi Mỹ thì hãy liên hệ Trang Visa để được hỗ trợ về dịch vụ visa Mỹ nhé!

Xã hội phát triển, rất nhiều các công ty mới được thành lập, mức độ cạnh tranh cao. Vì vậy, ngày càng nhiều hình thức kinh doanh mới lạ được ra đời. Một trong số đó phải kể đến hình thức kinh doanh OEM, vậy OEM là gì? là hàng của nước nào? sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé:

OEM là viết tắt của từ tiếng Anh Original Equipment Manufacturer được dịch ra tiếng Việt là "Nhà sản xuất thiết bị gốc".  OEM thường được dùng để chỉ những công ty thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty khác, sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm. Hay nói một cách dễ hiểu OEM là một hình thức kinh doanh mà nhà sản xuất A sản xuất một loại mặt hàng bất kỳ theo yêu cầu, rồi cung cấp cho nhà sản xuất B. Nhà sản xuất B sẽ tạo ra sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất B mà không phải A để phân phối ra thị trường.

VD: Đa số các công ty sản xuất giầy da và dệt may ở Việt Nam đều hoạt động theo hình thức công ty OEM. Họ nhận các mẫu thiết kế, nguyên liệu theo yêu cầu của công ty đặt hàng sau đó sản xuất theo mẫu và gắn thương hiệu của những công ty đặt hàng lên sản phẩm.

Hiện nay giá cả hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM sẽ thấp hơn giá sỉ. Mặt khác, OEM liên quan đến hai thành phần tham gia: công ty cung cấp sản phầm ( nhà sản xuất A) và công ty đặt hàng (nhà sản xuất B).  Ở vị trí là đối tác OEM của nhà sản xuất A, nhà sản xuất B phải đảm bảo 2 yều cầu sau: Thứ nhất, nhà sản xuất B phải báo trước số lượng và yêu cầu của sản phẩm cho nhà sản xuất A dưới hình thức đơn đặt hàng hoặc hợp đồng . Để A lên kế hoạch sản xuất đảm bảo theo đúng yêu cầu và số lượng  hàng được đặt. Thứ hai, nhà sản xuất B không được bán hàng OEM ra thị trường dưới dạng sản phẩm riêng lẻ mà chỉ được phép lắp ráp và bán dưới dạng một sản phẩm hoàn chỉnh về tổng thể

Điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình OEM là ở khâu sản xuất. Phương thức OEM bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, nên chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn. Chính đặc điểm này đã tạo cho mô hình OEM nhiều lợi thế. Đó là có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh, thử nghiệm với nhiều sản phẩm cùng một lúc, có thể thâm nhập thị trường một cách nhanh nhất. Mặt khác, công ty sản xuất sẽ có khả năng tiếp cận được với các thành quả nghiên cứu, công nghệ mới mà công ty đặt hàng đang nắm giữ. Vì vậy, tránh trường hợp ăn cắp công nghệ các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thế nào là OEM? Hình thức kinh doanh  OEM là gì? Chúc các bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thành công nhé.