Đạt Ma Gỗ
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - Tenzin Gyatso - tự cho mình là một Tu sĩ Phật giáo đơn giản. Ngài là bậc lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935, trong một gia đình nông dân, tại ngôi làng nhỏ nằm ở Taktser, Amdo, đông bắc Tây Tạng. Vào tuổi lên hai, cậu bé, sau đó được đặt tên là Lhamo Dhondup, được công nhận là hóa thân của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 - Thubten Gyatso.
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp, hay còn là gỗ nhân tạo, được sản xuất bằng cách kết hợp các sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer hoặc ván gỗ, sau đó sử dụng các chất kết dính để tạo hình thành một tấm ván gỗ lớn.
Gỗ công nghiệp được chia ra nhiều chủng loại khác nhau, chính vì vậy nên quy trình sản xuất của mỗi chủng loại cũng sẽ có sự khác biệt và đặc trưng nhất định.
Đây là loại gỗ công nghiệp được sử dụng với nguyên liệu chính là các loại mùn cưa, dăm bào, sợi gỗ, dăm gỗ và các chất kết dính khác để tạo thành khối gỗ hoàn chỉnh. Thông thường sẽ có 3 bước để sản xuất loại gỗ này:
Bước 2: Phân loại gỗ và vận chuyển đến nơi sản xuất
Gỗ công nghiệp dạng mùn cưa được ứng dụng nhiều trong đời sống
Sau khi đã có bán thành phẩm là những chiếc ván gỗ trơn chất lượng, người ta sẽ tiến hành phủ lên bề mặt gỗ một lớp phủ trong suốt có khả năng giữ màu sắc, chống ẩm, giữ đường vân cho gỗ.
Mùn gỗ được nghiền nhỏ thành bột gỗ trước khi đem trộn và ép cùng với keo
Khác với gỗ tự nhiên, sản phẩm nội thất được làm từ gỗ dăm bào, mùn cưa có khả năng hút ẩm mạnh và nhanh hơn rất nhiều. Nếu để sản phẩm tiếp xúc với độ ẩm, đồ nội thất sẽ bị giãn nở, ẩm mốc và làm giảm độ bền ngay lập tức.
Ngược lại với gỗ ván ép mùn cưa, loại gỗ này sẽ được ép từ những tấm gỗ mỏng để cho ra tấm gỗ có độ dày nhất định. Dưới đây là một số giai đoạn và các bước trong quy trình sản xuất gỗ ván ép.
Gỗ ván ép được ép bằng những tấm gỗ mỏng để cho ra tấm gỗ có độ dày nhất định
Giai đoạn 1: Khai thác, lựa chọn gỗ
Ở công đoạn đầu tiên này, người ta sẽ lựa chọn các loại gỗ phù hợp để tiến hành sản xuất (ví dụ gỗ lá kim hay gỗ lá rộng). Sau đó, gỗ sẽ được sơ chế chỉ để lại thân gỗ và đưa về nhà máy.
Sau khi mang thân gỗ về, gỗ sẽ được gâm nước trong một khoảng thời gian nhất định để dễ bóc tách lớp vỏ ở thân và giúp khâu cắt lát trở nên dễ dàng hơn.
Giai đoạn 3: Tiến hành sản xuất gỗ
Thành phẩm gỗ công nghiệp sau khi sản xuất xong có thể được sử dụng để làm sàn gỗ hoặc các loại đồ nội thất khác. Tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp hoặc các loại đồ nội thất này đều cần đảm bảo các chỉ tiêu về cường độ chống va đập, chỉ số formaldehyde, tiêu chuẩn chống cháy, chịu nhiệt…
Khác với gỗ mùn cưa, gỗ ván ép được đánh giá cao hơn về độ bền tuy nhiên loại gỗ này cũng tồn tại nhiều nhược điểm nếu không được bảo quản tốt. Vì đã được bào mỏng nên khi phải tiếp xúc với độ ẩm hoặc với nhiệt độ quá cao gỗ có thể bị phồng rộp, mốc hoặc nứt gãy.
Gỗ ván ép và gỗ mùn cưa đều rất dễ bị hút ẩm và hư hại nếu phải tiếp xúc lâu với độ ẩm
Ngoài ra, độ chịu ẩm và chịu nước của loại gỗ này cũng khá thấp nên trong quá trình sản xuất người lao động cần vận chuyển nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm trầy xước lớp sơn bảo vệ trên bề mặt sản phẩm. Có như vậy gỗ ván ép mới tránh được sự xâm nhập của độ ẩm giúp kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.
Một số tiêu chuẩn sản xuất gỗ đạt chuẩn
Với các loại gỗ nội thất cần xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng gỗ công nghiệp là điều quan trọng nhất để nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất tại Việt Nam, đây được coi là một trong những thị trường khó tính nhất có những yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ. Dưới đây là một số tiêu chuẩn xuất khẩu gỗ sang Mỹ:
Bên cạnh các tiêu chuẩn trên thì độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ cũng cần được quan tâm sát sao để sản phẩm giữ được chất lượng tốt nhất. Dưới đây là độ ẩm tiêu chuẩn bảo quản một số loại gỗ tươi và gỗ khô các doanh nghiệp có thể tham khảo:
Gỗ sau khi sấy để lâu ngoài không khí
Mỗi loại gỗ thường sẽ có các mức ẩm để bảo quản khác nhau. Đối với gỗ tươi, gỗ loại nào càng mềm, càng nhẹ thì hút ẩm càng tốt. Các loại gỗ sau khi sấy khô cũng tùy theo loại và phương thức bảo quản mà có các mức ẩm tiêu chuẩn khác nhau. Vì vậy, các cơ sở sản xuất nên tìm hiểu kỹ về mức ẩm tiêu chuẩn của từng loại gỗ trước khi tiến hành sản xuất và chế biến.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tiêu chuẩn gỗ cũng như quy trình sản xuất gỗ mà các doanh nghiệp cần chú ý như:
Kiểu dáng kích cỡ: Phải có kiểu dáng, cỡ số, kích thước cơ bản và kích thước theo quy định hiện hành.
Loại gỗ sản xuất: Là dòng gỗ thuộc nhóm từ 1-5, trước khi đưa đi sản xuất phải được xử lý gỗ bằng thuốc bảo quản.
Độ chịu lực: Gỗ cần có độ cứng, chắc chắn, không xô, cong vẹo, chịu lực tốt.
Cần đảm bảo thuận lợi cho quá trình nâng cấp, mở rộng công trình sau này.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng gỗ:
Nền móng nhà xưởng: Đảm bảo chịu lực tốt
Tường, vách ngăn: Đảm bảo cách âm, cách nhiệt.
Mái nhà xưởng: Yêu cầu cách âm, cách nhiệt, chống ẩm và chống cháy tốt
Hệ thống thoát nước, khu vệ sinh, quản lý rác thải cần đảm bảo xử lý hợp vệ sinh, tránh ô nhiễm môi trường
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây biến dạng và thay đổi cấu trúc của gỗ, ảnh hưởng đến tính ổn định và độ cứng của nó.
Môi trường lưu trữ và sử dụng gỗ cần duy trì độ ẩm tương thích để tránh biến dạng và thay đổi tính chất.
Trong các yếu tố trên, độ ẩm chính là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến toàn bộ quy trình sản xuất gỗ công nghiệp. Có thể thấy, độ ẩm chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quy trình sản xuất gỗ nội thất. Độ ẩm cao sẽ làm gỗ bị mốc, biến dạng, nứt gãy, mối mọt từ đó làm giảm chất lượng gỗ và gây ảnh hưởng trực tiếp tới các công đoạn gia công phía sau.
Sản phẩm gỗ cần đạt các tiêu chuẩn yêu cầu trước khi xuất khẩu ra nước ngoài
Không chỉ vậy, độ ẩm cao còn là nguyên nhân gây tình trạng ẩm thấp, nấm mốc công trình nhà xưởng khi trần nhà, tường hay sàn nhà đều có thể bị ngấm nước gây bong tróc và hư hại các lớp sơn bảo vệ làm ảnh hưởng tới độ bền của công trình. Ngoài ra, độ ẩm cũng có thể làm các loại dụng cụ sản xuất gỗ bị han gỉ, giảm độ sắc bén và có thể gây sai số trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, đặc trưng của gỗ là dễ hút ẩm và dễ nấm mốc nên dù đối với quy trình sản xuất nào, kho xưởng sản xuất loại gỗ nào đi chăng nữa thì cũng cần phải đảm bảo về tiêu chuẩn gỗ và độ ẩm thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, việc ứng dụng thiết bị kiểm soát ẩm chính là một trong những công tác quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong ngành này để đảm bảo sản phẩm luôn đạt các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Thành phẩm bắt mắt được làm từ gỗ ép công nghiệp
Quy trình sản xuất gỗ có gì đặc biệt?
Quy trình sản xuất gỗ là công đoạn biến các loại gỗ thô thành sản phẩm có hình dạng và có giá trị về mặt kinh tế. Tuy nhiên, mỗi loại gỗ sẽ mang đặc điểm riêng biệt nên quá trình gia công và bảo quản cũng sẽ khác nhau.
Sơ chế gỗ tự nhiên tự nhiên là bước bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nội thất sau khi hoàn thiện. Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên gồm có 3 bước sau:
Ở công đoạn này, các khối gỗ lớn sẽ được xẻ ra thành các thanh hoặc các tấm gỗ với nhiều kích thước khác nhau theo tiêu chuẩn gỗ tự nhiên được yêu cầu.
Gỗ được xẻ theo tiêu chuẩn yêu cầu trước khi mang đi sấy
Trước khi sấy, gỗ sẽ được tẩm hóa chất chống mối mọt sau đó sẽ được cho vào lò sấy hơi nước (tùy theo quy cách của từng cơ sở).
Phơi nắng và dùng lò sấy nhiệt là 2 phương pháp sấy gỗ phổ biến nhất. Khi sấy, sản phẩm phải được đảm bảo nhiệt độ đạt chuẩn theo tiêu chuẩn gỗ tự nhiên để thành phẩm không bị cong, vênh hay nứt nẻ.
Sử dụng phong pháp lò sấy nhiệt để sấy gỗ
Sau khi hoàn tất công đoạn sấy, gỗ sẽ được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn yêu cầu về độ mịn, rắn chắc, đường vân đẹp, không cong vênh, màu tự nhiên, độ nứt rạn như thế nào,... Ở bước này, ta cần duy trì mức ẩm an toàn cho gỗ để sản phẩm không bị hồi ẩm, giữ nguyên chất lượng.