– Đối với chương trình định cư Mỹ EB3, nhà tuyển dụng tại Mỹ rất quan trọng, họ sẽ là đơn vị bảo lãnh và cung cấp cho bạn một công việc toàn thời gian.

Điều Kiện Trở Thành Nhà Tuyển Dụng Quốc Tế Tại Mỹ

–Đối với chương trình định cư Mỹ diện lao động có tay nghề, nhà tuyển dụng tại Mỹ rất quan trọng, họ sẽ là đơn vị bảo lãnh và cung cấp cho bạn một công việc toàn thời gian.

–Để tuyển được lao động nước ngoài, nhà tuyển dụng tại Mỹ phải chứng minh được với Bộ Lao động Mỹ rằng họ đã trải qua một quá trình đăng tuyển dụng rộng rãi và không thành công với thị trường lao động trong nước, họ không thể tìm thấy một người lao động trong nước nào có thể đảm nhận được vị trí đang cần tuyển.

–Công việc đang cần tuyển dụng vẫn phải trong quá trình đang tuyển dụng tại Mỹ và thời điểm bắt đầu tuyển dụng phải trước thời điểm người lao động được thuê.

–Công việc giao cho người lao động phải chính xác, rõ ràng như thỏa thuận ban đầu và không có những yêu cầu quá mức cho phép của luật lao động.

–Nhà tuyển dụng phải đủ điều kiện và khả năng tài chính để sử dụng lao động nước ngoài với công việc toàn thời gian và lâu dài. Mức lương trả cho lao động nước ngoài phải tương đương với mức lương của lao động trong nước cho cùng một vị trí công việc, thời gian và địa điểm làm việc.

–Nhận được thẻ xanh cả gia đình

–Lương: Lên đến $25,000 /năm (trước thuế)

–Được định cư cả gia đình và hưởng các quyền lợi như công dân Mỹ

–Được hướng dẫn trực tiếp bởi luật sư di trú Mỹ

–Chứng nhận lao động được cấp bởi Bộ Lao động Mỹ

–Thư mời làm việc lâu dài, toàn thời gian bởi doanh nghiệp bảo lãnh

–Thời gian được cấp thẻ xanh ngắn nhất: sau 3 tháng

–Các thành viên gia đình được hưởng các quyền lợi như công dân Mỹ

Đơn xin di trú diện ưu tiên 3 (EB-3) thông thường phải kèm theo chứng nhận lao động cá nhân, được phê duyệt bởi Bộ Lao động Mỹ theo mẫu ETA-9089. Trong một số trường hợp, đơn này sẽ được nộp lên Sở Nhập tịch và Di trú Mỹ (USCIS) kèm theo mẫu ETA-9089 không cần công chứng để xem xét như là Phụ Lục A, Nhóm I.

So với cùng kỳ, GDP Thái Lan đã tăng 1,9% trong quý cuối cùng, cũng cao hơn mức dự báo. Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 1,6% trong cả năm 2021.

Thái Lan là quốc gia cuối cùng trong nhóm ASEAN-6 công bố kết quả tăng trưởng kinh tế.

Trước đó, dữ liệu cho thấy nền kinh tế Singapore đã tăng trưởng 7,2% trong năm 2021, phục hồi từ mức âm 5,4% do đại dịch gây ra vào năm 2020, theo dữ liệu sơ bộ được công bố hôm 3/1/2022. Mức tăng trưởng kinh tế Singapore trong năm 2021 là mức cao nhất kể từ năm 2010 - thời điểm nền kinh tế Singapore phục hồi 14,5% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Năm 2021, GDP Indonesia tăng trưởng 3,69% so với cùng kỳ, dữ liệu của Cơ quan Thống kê Indonesia cho biết, phục hồi từ mức tăng trưởng âm 2,07% vào năm 2020. Bộ Tài chính nước này trước đó đã dự báo tăng trưởng ở mức 3,7%.

Theo Cục thống kê Malaysia, GDP quốc gia này tăng trưởng 3,1% trong năm 2021 so với cùng kỳ. Malaysia đang trên đà phục hồi sau khoảng hai năm Covid-19, hàng nghìn người đã mất việc làm và doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sản xuất kinh doanh.

Philippines được báo cáo đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ​​và có vẻ sẽ tăng tốc hơn nữa trong năm nay. GDP Philippines tăng 5,6% trong năm 2021 so với cùng kỳ.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,58% trong năm 2021 so với năm 2020, theo Tổng cục Thống kê. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với các dự báo của các tổ chức quốc tế, do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý 3/2021, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, mức tăng trưởng này cũng dựa trên nền tảng năm 2020 tăng trưởng dương 2,91%.

Như vậy, thứ hạng về GDP của nhóm này đã thay đổi ra sao so với năm 2020?

Tính toán theo dữ liệu GDP của IMF và dữ liệu tăng trưởng do cơ quan thống kê của các quốc gia công bố

Như vậy, trong năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 về GDP trong khu vực Đông Nam Á với GDP khoảng 352 tỷ USD, xếp sau Singapore với vị trí thứ 4 với 364 tỷ USD. Vị trí top 3 là Indonesia, Thái Lan và Philippines không thay đổi so với năm 2020. Malaysia cũng tiếp tục giữ vị trí thứ 6 trong nhóm các nền kinh tế lớn của khu vực.

Năm 2020 là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP. Trước đó, năm 2019, Bloomberg dẫn một báo cáo của ngân hàng DBS Bank cho hay: "Kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khoảng 6-6,5% trong thập kỷ tới, nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh và tăng trưởng năng suất trong những năm sắp tới. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam sẽ lớn hơn quy mô nền kinh tế Singapore sau 10 năm nữa".

Ở thời điểm đó, dự báo kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp Singapore vào năm 2029 của DBS dựa trên một số giả định: (1) Việt Nam có thể tăng trưởng bình quân 5,5% trong những năm tới và trung bình khoảng 6-6,5% trong trung hạn khoảng 10 năm. (2) Tỷ lệ tăng trưởng dân số ngắn hạn trong độ tuổi lao động của Việt Nam là 1% rồi giảm dần xuống 0,5%. (3) Các nền kinh tế khu vực cũng giữ mức tăng trưởng bình quân vốn có, với Singapore là 2,5%.

Nhưng bất ngờ cho các chuyên gia này, là Việt Nam đã vượt qua Singapore về mặt quy mô kinh tế ngay một năm sau đó. Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam đã giảm sau 1 năm nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng Covid-19 lần thứ 4.

Năm nay, Việt Nam đang được kỳ vọng có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng 6-7% như trước Covid-19, theo đó trở lại vị trí thứ 4 về quy mô nền kinh tế trong khu vực ASEAN.

Mới đây, tờ Business Times (Singapore) đã có bài viết "Tiếng gầm của một con hổ châu Á mới - Roar of a new Asian tiger", nói về Việt Nam. Trong đó nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành "con hổ châu Á mới" và đưa ra 6 dẫn chứng. Thứ nhất là sự bùng nổ của tầng lớp giàu có. Thứ hai là việc tài trợ cho khởi nghiệp. Thứ ba là sự bùng nổ của năng lượng tái tạo. Thứ tư là sự "khát" lao động. Thứ năm là sự phát triển của thị trường bất động sản và cuối cùng là nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn.

Định cư diện EB-3 là chương trình dành cho cả gia đình (vợ, chồng, các con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình) dựa trên sự bảo lãnh của một doanh nghiệp tại Mỹ (hay còn gọi là nhà tuyển dụng tại Mỹ).