Duyên Đến Hạnh Phúc
Trung Ðạo là con đường trung dung, con đường quân bình. Ðức Phật khuyên chúng ta không nên theo đuổi cuộc sống đam mê khoái lạc hay buông lung tìm sự thỏa mãn các giác quan. Mặt khác, chúng ta nên tránh đời sống tu hành ép xác vô ích và khổ hạnh không cần thiết. Tứ Diệu Ðế đã tạo nên nền tảng căn bản cho đời sống Phật tử, do đó, chúng ta cần nghiên cứu giáo pháp này thấu đáo và đừng để bị lừa dối bởi sự đơn giản bề ngoài của nó. Trong khi nghiên cứu Phật Giáo, nếu chỉ nhìn thoáng qua, hoặc ngay cả học thuộc lòng các từ ngữ đều vô ích, trừ khi chúng ta hiểu rõ ràng (giáo lý đức Phật). Một đứa trẻ có thể học thuộc trong mười phút bài pháp Tứ Ðế, nhưng phải mất hàng nghìn kiếp chúng ta mới chứng ngộ được giáo pháp này.
THE PERFECT BLUEPRINT OF HAPPINESS
It is a frequent request of Buddhist friends for a summary of Buddhism in a few words. Perhaps the best and shortest definition I can give is that Buddhism is the adaptation of one’s life to harmonize with natural laws. Can the Dhamma do this? It both can and does.
The Pali word Dhamma is one of those all-embracing expressions which mean several things, though all of them are related. In its most common use it means Doctrine, Teaching Law, but it also can mean, Justice, Righteousness or simply Nature or Natural Law. These definitions will help us to understand the wide conception of the word and what it stands for.
If each and everyone practises this Dhamma, to the best of his ability, it means he is putting himself in harmony with Nature and the natural laws which govern the universe. This Dhamma provides us with a pattern for living which we can truly call, A Blueprint Of Happiness.
The importance of happiness cannot be over-stressed. It can only come about when we live in harmony with the natural laws which bring us health, success, contentment, tranquility and peace of mind. When we live in discord with these laws we experience sickness, failure, discontent, worry and unbalance. In its practical application to our daily life, harmony is the fruit of understanding the Dhamma, while discord is the fruit of our ignorance of it.
First let us examine the negative aspect of discord and the manner in which it arises. Discord arises through Greed, Ill- Will and Delusion:
Attachment is the cause of craving and lust, while fear is the cause of superstition and intolerance.
On the other hand, we can examine the positive aspect of harmony and the manner in which it arises.
Harmony arises through Charity, Love và Wisdom. Charity is the cause of nselfishness and generosity.
Unselfishness is the cause of sympathy and altruism, while generosity is the cause of equanimity and love.
Equanimity is the cause of humanity and goodwill.
Goodwill is the cause of compassion and self control. Wisdom is the cause of renunciation and serenity.
Renunciation is the cause of contentment and mental tranquility, while serenity is the cause of sound judgment and tolerance.
The right to be happy is accepted by nearly every nation, but unfortunately, the interpretation of how this happiness is acquired, is producing conflicting results. There is a popular delusion that, when an individual has piled up all the possessions he can, he will also have arrived at the state of perfect happiness. In practice we find that a state of sufficiency is never reached and the more people get, the more they want. Like the sorcerer’s apprentice, they conjure up a demon which they cannot control.
Science and invention have become debased in the mad scramble to produce more and more of these possessions, till the paraphernalia which begins to clutter up our lives, becomes the weapon of our defeat. Science in many ways has the power to make life easier, but it cannot make us happier.
The wisests in the West are seeking a new path and are turning to the East to find it. The ancient wisdom of the Enlightened One, will yet prove itself to be the only lasting solution to the ills of mankind. The path which the wise will follow is one which expresses clearly its theory and gives good results when put into practice.
The rise and spread of many religions has been accompanied with the ruthless slaughter and persecution of those who did not readily accept an alien creed. Buddhism writes no such pages in the world’s history. Not one drop of blood has been shed, nor a single grain of pressure used, to carry the Dhamma into other lands. For peaceful missionary work without motives, political or economic, it has a long and glorious record.
In the past just as today, our peaceful missionaries were welcomed among nations and found ready converts wherever they went. Today it is numerically the largest world religion and is still growing. The Light of the Dhamma now shines in lands, where less than a generation ago, it was unknown.
One of the first scholars to begin the work of translating the Pali Literature into English, was the son of a well-known clergyman. His object in undertaking the work was to prove the superiority of Christianity over Buddhism. He failed in this task but he achieved a greater victory than he expected. He became a Buddhist. We must never forget the happy chance which prompted him to undertake this work and thereby make the precious Dhamma available to thousands in the West.
The name of this great scholar was Dr. Rhys Davids and of the Dhamma, he himself says:
“I have examined every one of the great religions of the world and in none of them have I found anything to surpass the beauty and comprehensiveness of the Four Noble Truths of the Buddha. I am content to shape my life according to that path.”
H.G. Wells, scientist and historian, gives high praise to Buddhism as an ethical system and places the Buddha as First among the greatest men who ever lived. In his Outline of History he says:
“Over great areas of the world it still survives. It is possible that in contact with western science, and inspired by the spirit of history, the original teaching of Gotama, revived and purified, may yet play a large part in the direction of human destiny.”
The great British scientist, Thomas Huxley, though not himself a Buddhist, but influenced greatly by the Teachings, summed up the Buddha Sasana in a clear concise paragraph:
“Buddhism is a system which knows no God in the western sense, which denies a soul to man and counts the belief in immortality a blunder, which refuses any efficacy to prayer and sacrifice, which bids men to look to nothing but their own efforts for salvation, which in its originally purity knew nothing of the vows of obedience and never sought the aid of secular arm, yet spread over a considerable portion of the world with marvellous rapidity, and is still the dominant creed of a large fraction of mankind.”
Swami Vivekananda, himself a great missionary who helped to introduce oriental philosophies to the West, said this of the Buddha:
“Show me in history one character who has soared so high above all. The whole human race has produced but one such person, such high philosophy, such wide sympathy. The Great Philosopher, preaching the highest philosophy, yet has deepest of sympathy for the lowest of animals, and never put forward a claim for himself. He is the ideal Karma Yogi, acting entirely without motive and the history of humanity shows him to have been the greatest man ever born beyond compare, the greatest combination of heart and brain that ever existed.”(Lectures on Karma Yoga).
Lastly there is Professor Karl Gustav Jung of Zurich, who ranks today as the world’s leading Psychologist: “As a student of comparative religions, I believe that Buddhism is the most perfect one the world has ever seen. The philosophy of the Buddha, the theory of evolution and the law of Kamma were far superior to any other creed.”
The first converts in western lands were mainly among scholars and intellectuals. This was because the Dhamma was not easily available to the man in the street, and at first could only be studied by those having the ability to read oriental languages. Within recent years the position has entirely changed. Not only can we read the actual teachings of the Buddha in our mother tongue, but a wealth of literature has been published to make the study of the Dhamma much simpler for western inquirers.
Space will not permit us to quote further but many more could be added to these. Yet, although it is well to read the opinions of others, the real test must be made by ourselves. It will not take the average man or woman long to find and learn to love this Light of the World. Among the founders of great religions, He transcends them all in amity and compassion, not only to people of all races, colors and castes, but even to the tiniest of living creatures. No one was more worthy to be called the Compassionate One.
In wisdom also, He had no equal and stands as a giant among pigmies. He taught facts of nature, twenty five centuries ago, which western scientists have only ‘discovered’ in the last decade.
He was the first to raise the dignity of women and in the great religion. He founded, gave them equal place with men. He did not recognize caste divisions based on birth. To the Master, one became a noble by the morality of the life one led and not by the wealth or social position of the parents. This Dhamma is the greatest living force in the world today which can bring peace among men and nations.
How do we join and share membership in this great and all embracing family? There are no baptismal or initiation rites into Buddhism. We become Buddhist from that moment we accept the Buddha as our Teacher and Guide.
The past for all of us has been long and weary, but here is a Teaching we can follow with confidence. Where in the world of religions, cults and creeds, can we find a master of such brilliance? In a pageant of stars He was a giant of the greatest magnitude. Little wonder that scientists, philosophers, and men of literature have proclaimed Him the “Greatest Man Ever Born”’
The radiance of this Great Teacher goes though a world of suffering and darkness, like a beacon light to guide and illuminate mankind.
[1] CA TỲ LA VỆ (tiếng Pali: Kapilavatthu; tiếng Sanskrit: Kapilavastu): Nơi đức Phật đã ra đời vào thế kỷ thứ 7-6 trước tây lịch, là một trong những tiểu quốc của Ấn Ðộ thời xưa, dưới quyền trị vì của vua Tịnh Phạn (P;S, Suddhodana). Về vị trí địa dư, Ca Tỳ La Vệ bấy giờ nằm dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas); hướng đông giáp hai vương quốc Vajji (P;S, Vrjji) và Ma Kiệt Ðà (P;S, Magadha); hướng tây giáp nước Kiều Tát La (P, Kosala; S, Kausala); và phía bắc là sông Rohini làm ranh giới ngăn chia Ca Tỳ La Vệ với xứ Câu Ly (P; S, Koliya). Ngày nay, Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) được các nhà khảo cổ xác nhận thuộc làng Tilaurakota trong địa hạt Terai, xứ Nepal, một vương quốc nằm về phía đông bắc nước Ấn Ðộ, gần núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas), trong vùng nam Á Châu.
[2] BA NA LẠI (P; S, Bàrànasi): Một trong những thành phố linh thiêng nhất của Ấn Ðộ. Thời Phật còn tại thế, có tên Bàrànasi, là thủ đô của vương quốc Kasi, một trong 16 tiểu quốc của Ấn Ðộ thời xưa (xem chú thích 10). Ngày nay, Ba La Nại, dân chúng Ấn gọi là thành phố Varanasi, còn người Anh đọc là Benares, nằm trên bờ phía trái của sông Hằng (Ganga river) trong quận Varanasi, tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ. Cách xa thành phố Ba La Nại (Varanasi) khoảng sáu dặm (miles) là vườn Lộc Uyển (Sarnath), nơi đức Phật đã thuyết bài pháp đầu tiên “Tứ Diệu Ðế” cho năm đệ tử xuất gia của Ngài.
[3] HY MÃ LẠP SƠN (Himalayas): Dãy núi cao nhất thế giới, trải dài 1,500 dặm (miles) xuyên qua những vùng từ đông bắc Hồi Quốc (Pakistan), Kashmir (miền bắc Ấn Ðộ), nam Tây Tạng (Tibet) đến các vương quốc Nepal, Sikkim và Bhutan. Rặng núi này được chia làm ba phần: khu Ðại Hy Mã Lạp Sơn (Great Himalayas) nằm ở hướng bắc, tiếp đến Tiểu Hy Mã Lạp Sơn (Lesser Himalayas) và Ngoại Hy Mã Lạp Sơn (Outer Himalayas) nằm về phía nam. Trung bình đỉnh cao ở Ðại Hy Mã Lạp Sơn là 20,000 feet, trong đó có đỉnh Everest cao nhất thế giới tới 29,028 feet. Ngoài ra còn có 11 ngọn núi khác với đỉnh cao độ 26,000 feet.
[4] THÍCH CA (P, Sakiya; S, Sakya): Tên một bộ tộc thuộc dòng họ của đức Phật, sống vào thế kỷ 7-6 trước tây lịch tại nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) gần chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Người cai tri bộ tộc này bấy giờ là vua Tịnh Phạm (P; S, Suddhodana) và hoàng hậu Ma Gia (P; S, Maya). Về tổ chức chính trị, thị tộc Thích Ca thời ấy theo chính thể Cộng Hòa (Republic). Dân chúng bầu lên một vị trưởng tộc, tiếng Ấn gọi là “Raja” (vua) để lảnh đạo trong nước. Mọi việc hành chánh và pháp luật của thứ dân đều được mang ra bàn cãi và thảo luận ở đại hội với sự tham dự của mọi giới trẻ cũng như già tại một nơi gọi là “hội trường” được dựng nên thường chỉ có một mái che ở trên còn bốn phía để trống chứ không có tường vách. Hội trường này được xem như tòa nhà quốc hội hay nghị viên trong chế độ dân chủ của chúng ta ngày nay.
[5] A-RI-AN (ARYAN): Danh từ “Arya”, tiếng Phạn (Sanskrit) có nghĩa là cao quí (noble). Chủng tộc A-Ri-An thuộc giống dân Ấn-Ðức (Indo-Europeans) hoặc Ấn-Ðức (Indo-Germanic) mà theo các học giả, quê hương chính gốc của họ là ở vùng Trung Á (Central Asia) hoặc Trung Âu (Central Europe). Dân A-Ri-An gồm có hai huyết hệ: Ðông Huyết Hệ (Eastern Branches) gồm các dân tộc Ba Tư (Persia), A Phú Hãn (Afghanistan), Ấn Ðộ (Hindustan) và Tây Huyết Hệ (Western Branches) gồm các dân tộc ở Châu Âu, ngoại trừ dân Thổ Nhỉ Kỳ (Turks) và Hung Gia Lợi (Magyars).
Chủng tộc A-RI-AN (Aryan) xâm nhập Ấn Ðộ thuộc giống Ấn-Âu (Indo-Europeans) khoảng vào năm 5000 trước tây lịch đến 1500 (trước T.L.) hoặc vào giữa năm 2500 đến 2000 trước tây lịch, và định cư đầu tiên tại vùng Punjab thuộc miền bắc Ấn Ðộ ngày nay. Phần đông dân chúng Ấn thuộc chủng tộc A-Ri-An (Aryan) đều theo Ấn Ðộ Giáo (Hinduism), chuyên thờ các đấng thần linh (Gods) như Brahma (Phạm Thiên), Thần Vishnu và Shiva.
[6] ƯU LÂU TẦN LOA (P ,Uruvela; S, Uruvilva): Danh từ “Uruvela” có nghĩa là “bãi cát lớn” (great sandbank). Ưu Lâu Tần Loa thời Phật còn tại thế là một thị trấn nhỏ nằm cạnh sông Ni Liên Thuyền (P, Neranjara) thuộc vương quốc Ma Kiệt Ðà (Magadha), dưới quyền trị vì của vua Tần Bà Xa La (Bimbisara: 543-493 trước T.L). Trước khi chứng đạo giác ngộ, đức Phật đả trải qua sáu năm tu khổ hạnh ở đây. Và cũng tại nơi này, đức Bồ Tát Tất Ðạt Ða (P, Siddhattha; S, Siddhartha) khi chưa thành Phật đã nhận bát cháo sữa do tín nữ Tu Già Ða (Sujata) dâng cúng trong khi Ngài đang tu thiền định dưới gốc cây cổ thụ Ajapala.
Sau khi thành đạo và đến thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath), đức Phật đã trở lại Ưu Lâu Tần Loa để hóa độ cho ba anh em ông Ca Diếp theo đạo thờ lửa là Uruvela Kassapa, Nadi Kassapa và Gaya Kassapa xuất gia tu hành và sau này cả ba vị đều chứng đắc quả A La Hán (P, Arahat; S, Arhat). Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela) ngày nay tức làng Urel, cách xa sáu dặm thị trấn Gaya, trong quận Gaya, tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ.
[7] NI LIÊN THUYỀN: Thời Phật còn tại thế vào thế kỷ thứ 7-6 trước tây lịch, con sông có tên tiếng Pali “Neranjara” hay Sanskrit “Nairanjana” chảy ngang gần thị trấn Ưu Lâu Tần Loa trong vương quốc Ma Kiệt Ðà (Magadha). Sông gồm hai nhánh Nilajana và Mohana, bắt nguồn gần vùng Simeria trong quận Hazaribad, tiểu bang Bihar (miền đông bắc Ấn). Vì giao điểm nơi hai nhánh sông gặp nhau có tên “Phalgu” nên người ta cũng gọi là sông Phalgu. Ðây là con sông lịch sử thường thấy nhắc đến trong các kinh điển Phật Giáo Nam Tông.
Dòng sông này chảy ngang qua Ưu Lâu Tần Loa (Uruvela) có nước sạch, trong mát và nhiều bãi tắm rất tốt. Chính xưa kia, Bồ Tát Tất Ðạt Ða đã để chiếc bình bát bằng vàng đựng cháo sữa do tín nữ Tu Già Ða (Sujata) dâng cúng trên bờ sông này. Và sau khi xuống sông tắm, dùng xong bát cháo, Ngài đã quăng bình bát xuống sông với lời nguyện rằng: “Ta sẽ trở thành bậc chánh giác nếu chiếc bát trôi ngược dòng sông”. Ðúng y như vậy, bình bát của đức Bồ Tát vừa ném xuống sông, nó đã trôi ngược dòng và ngày hôm sau, Ngài đã chứng đắc đạo quả vô thượng dưới cội Bồ Ðề.
Sông Ni Liên Thuyền (Niranjara) ngày nay người Ấn gọi là “Lilajana”. Dòng sông có một khúc dài gần một phần tám dặm (200 yards) chảy ngang qua trước chùa Ðại Giác (Maha Bodhi) ở làng Buddha Gaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng), nơi đức Phật thành đạo trước kia, trong quận Gaya, tiều bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ. Dòng sông rộng khoảng ba phần tư dặm, gần như khô cạn quanh năm, biến thành một bãi cát trắng dài trong mùa hè và đông; chỉ đầy nước vào mùa mưa.
[8] CÂY TẤT BÁT LA: Tiếng Hindi (Ấn Ðộ) và tiếng Nepal gọi là “Pipal”; tiếng Pali “Pipphala”, có tên thực vật là “Ficus Religiosa”. Loại cây này có liên hệ bà con với giống cây sung (fig) được thấy trồng khắp nơi tại Ấn Ðộ. Vỏ cây màu xám, dày gần nửa inch. Lá cây mập tròn phía dưới và hẹp ở gần trên, cuống lá dài. Dân chúng Ấn, nhất là các tín đồ theo Phật và Ấn Ðộ Giáo rất kính trong cây này. Họ không bao giờ chặt, cưa, bẻ nhánh cây làm củi, hái lá ăn hay có bất cứ hành động nào lảm thương tổn đến thân cây, ngay cả đến việc nằm ngửa nghiêng bất kính dưới tàng cây họ cũng không dám.
[9] BỒ ÐỀ (P; S, Bodhi): Bồ Ðề có nghĩa là “Giác Ngộ”. Cây Bồ Ðề và cây Tất Bát La là một. Chính tại gốc cây này xưa kia, Bồ Tát Tất Ðạt Ða (Siddhattha) sau khi ngồi thiền định 49 ngày đã chứng đạo giác ngộ. Từ đó cây Tất Bát La (Pipphala) được người ta gọi là cây Bồ Ðề (Bodhi tree) hay “cây giác ngộ” (tree of enlightenment). Cây bồ đề hiện nay cao khoảng 100 feet và nằm về hướng tây, sát cạnh chùa Maha Bodhi (Ðại Giác). Chùa này do vua A Dục (Asoka: 273-232 trước T.L.) của Ấn Ðộ dựng nên vào thế kỷ thứ ba trước tây lịch nhằm ghi dấu nơi đức Phật đã thành đạo hơn 2500 năm trước tại làng Buddha Gaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng), nay thuộc quận Gaya, tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ.
Theo tài liệu ghi chép trong tập “Tây Du Ký” (Si Yu Ki) của ngài Huyền Trang (Hiuen Tsiang), một danh tăng Trung Hoa sang Ấn Ðộ tu học vào năm 629-645, cho biết cây Bồ Ðề đã bị vua A Dục (khi ông chưa quy y Tam Bảo); vua Sasanka (năm 606 sau tây lịch) và vua Mihiragule (năm 500 sau T. L.) theo Ấn Ðộ giáo ra lịnh triệt hạ, đốt cháy nhiều lần, nhưng vẫn không hủy diệt được. Tưởng nên biết rằng cây Bồ Ðề hiện nay chúng ta trong thấy khi dến chiêm bái thánh tích Bồ Ðề Ðạo Tràng (Buddha Gaya) không phải là cây Bồ Ðề góc xưa khi lúc đức Phật còn tại thế, mà theo nhà khảo cổ Anh Quốc, ông Alexander Cunningham (1814-1893) thì đó chỉ là cây con chiết nhánh từ cây mẹ; và nó đả được trồng đi trồng lại ít nhất đến hai mươi lần kể từ thời đại vua A Dục (thế kỷ thứ ba trước tây lịch) đến nay.
Năm 1811, Dr. Buchanam Hamilton đến thăm viếng cây bồ đề thấy vẫn còn xanh tốt, vá ông phỏng chừng nó đã sống qua 100 năm . Ông A. Cunningham đến thăm cây Bồ Ðề năm 1861 và sau đó năm 1871, cho biết trong vòng 10 năm, các nhánh chính và thân cây Bồ Ðề đã bị hư hại, mục nát nhanh chóng. Vào năm 1876, một trận bão lớn đã làm cây Bồ Ðề gãy ngã, và tại nơi cây Bồ Ðề cũ người ta trồng lại một nhánh mới, và nó đã sống từ ngày ấy cho đến nay (1991) được 120 tuổi thọ.
[10] CÂU THI NA (P, Kusinàra; S, Kusinagàrà): Là thị trấn nơi đức Thế Tôn đã nhập Niết Bàn (viên tịch) trong rừng Sa La (Sala) vào nam 543 trước tây lịch.
Vào thời trước khi đức Phật ra đời, Kusinàra có tên gọi là Kusavati. Theo kinh Maha Sudassana trong bộ Trường A Hàm (Digha Nikaya) và kinh Ðại Bát Nết Bàn (Mahaparinibbana Sutta), đức Phật thuyết cho biết kinh thành Kusavati xưa kia dưới quyền trị vì của vua Maha Sudassana, có chiều dài từ đông sang tây 12 yojana hay do tuần (bằng 84 dặm) và rông từ bắc đến nam 7 do tuần (49 dặm) với bảy thành lũy, bốn cổng và bảy con đường lớn trồng toàn những cây kè, thốt nốt (Palm trees)
Thời đức Phật còn tại thế, Kusinàra là thủ đô của xứ Mạt La (P; S, Malla), một trong 16 tiểu quốc của Ấn Ðộ ngày xưa gồm có: 1) Anga; 2) Magadha; 3) Kasi; 4) Kosala; 5) Vajji; 6) Malla; 7) Ceti; 8) Vamsa; 9) Kuri; 10) Pancala; 11) Maccha; 12) Surasena; 13) Assaka; 14) Avanti; 15) Gandhara và 16) Kamboja. Theo học giả Anh Quốc, giáo sư Rhys Davids (1843-1922), xứ Mạt La bấy giờ nằm về phía đông nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu) thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyas) và hướng bắc xứ Vajji của bộ tộc Licchavi hay Ly Xa (nay là thành phố Besarh, quận Muzzaffapur, tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ).
Ngày nay, Kusinàra (Câu Thi Na) nằm cách ba cây số hướng tây nam thành phố Kasia thuộc quận Deoria trong tiểu bang Uttar Pradesh (miền bắc Ấn Ðộ) là một trong những thánh tích Phật Giáo quan trọng, mỗi năm có hàng nghìn du khách Phật Tử khắp nơi trên thế giới đến chiêm bái hành lể v.v…
[11] LY XA (P; S, Licchavi): Là một trong tám bộ tộc tạo nên liên bang (confederation) của tiểu quốc Vajji vào thế kỷ thứ 6-7 trước tây lịch thời đức Phật còn tại thế. Xứ Vajji bấy giờ nằm về hướng đông nước Mạt La (Mallas) và phía bắc vương quốc Ma Kiệt Ðà (Magadha) với kinh đô đóng tại thị trấn Tỳ Xá Ly (P, Vesali; S, Vaisali). Thời ấy, dân chúng Ly Xa của Vajji theo chính thể Cộng Hòa và có tinh thần đoàn kết rất cao. Nếu trong làng có một người bị ốm đau thì nhiều người khác sống nơi đó đều đến thăm.
Theo tài liệu ghi chép ở các kinh sách Phật Giáo, dân chúng Ly Xa có thân hình đẹp đẽ, thích dùng quần áo mầu sắc lộng lẫy và đi trên các xe ngựa được trang hoàng rực rỡ. Họ là những Phật Tử rất thuần thành, ngoan đạo, và hết lòng kính thờ ngô Tam Bảo. Ngay cả các em thiếu niên, tay mang cung tên đi trên đường, khi gặp đức Phật đang ngồi ở gốc cây nào, chúng liền bỏ vũ khí xuống đất, chạy lại chấp tay đứng quanh để lắng nghe Ngài thuyết pháp.
Xứ Vajji, quê hương của bộ tộc Licchavi (Ly Xa) thời xưa, ngày nay là thành phố Besarh trong quận Muzzaffapur, tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ.
[12] SIHA: Tên một vị đại tướng thuộc bộ tộc Ly Xa ở thành Tỳ Xá Ly (Vesali), môn đệ của Nigantha Nataputta (Ni Kiền Tử), giáo chủ đạo Kỳ Na (Jainism), sinh cùng thời với đức Phật. Một hôm, đức Thế Tôn đến hoằng pháp tại Tỳ Xá Ly, Siha nghe uy danh đức độ của Ngài, dự tính muốn đến thăm, nhưng Ni Kiền Tử ngăn cản, bảo rằng đức Phật không xứng đáng để ông tới gặp. Cuối cùng, Siha vẫn hướng dẫn một đoàn 500 cổ xe đến yết kiến Ngài. Sau khi thỉnh vấn, tìm hiểu giáo pháp của đức Thế Tôn, Siha mới nhận biết rằng lâu nay giáo lý của Ngài đã bị Ni Kiền Tử cố tình xuyên tạc và diễn đạt sai lầm nhằm làm hạ uy tín đức Phật. Ngay lúc ấy, Siha liền nhận thấy rằng chánh pháp của đức Như Lai thực là cao siêu mầu nhiệm, và ông ta phát nguyện muốn quy y Tam Bảo, trở thành đệ tử của Ngài.
Ðức Phật hoan hỷ chấp thuận với điều kiện là Siha vẫn nên tiếp tục ủng hộ, cúng dường cho các sa môn theo đạo Kỳ Na. Qua cách đối xử đầy lòng khoan dung của đức Thế Tôn với các môn đồ theo Ni Kiền Tử (Nigantha Nataputta), một lần nữa khiến Siha càng nhận thấy đức Phật là đấng giác ngộ, từ bi vô lượng xứng đáng cho ông tin theo, kính lễ và tôn thờ.
[13] KỲ NA; (14). NATAPUTTA: Ðạo Kỳ Na (Jains hay Jainism) là tôn giáo do Nigantha Nataputta (Ni Kiền Tử), một trong sáu lục sư ngoại đạo sáng lập tại Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ sáu trước tây lịch. Danh từ “Jain” hay “Jaina” xuất phát từ ngữ căn tiếng Phạn (Sanskrit) “Ji” có nghĩa là “chinh phục” (to conquer) hay là “Jina” là “kẻ chiến thắng” (the conqueror).
Nigantha Nataputta (tiếng Pali) còn có tên gọi là Vardhamana Mahavira. Vardhamana (599-527 trước tây lịch) sống cùng thời với đức Phật (623-543 trước T. L.), được xem như vị chiến thắng (victor), thánh nhân (saint) hay “tirthankara” thứ 24 và cuối cùng của Kỳ Na Giáo (Jainism). Nghĩa đen chữ “tirthankara” là “người đã vượt qua bờ kia” (one who makes the River crossing) hàm ý chỉ cho các vị tu hành đắc đạo, vượt thoát bể khổ sông mê, không còn luân hồi sinh tử.
Theo kinh sách Kỳ Na Giáo, vị thánh nhân, giáo chủ, (tirthankara) đầu tiên của tôn giáo này là Rishabbha, ra đời trước Vardhamana 84,000 năm và vị thứ 23 là Parsvanatha giáng sinh trước ông ta khoảng 250 năm. Ðạo sư Vardhamana sinh năm 599 trước tây lịch tại Kundagrama, ngoại ô thành Vesali (Tỳ Xá Ly), nay là thành phố Besarh trong quận Muzaffapur, tiểu bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ. Thân sinh ông là Siddharatha, tù trưởng của thị tộcJnatrikas thuộc giai cấp Sát Ðế Lợi (Kshatriya); và mẹ là Trisala, chị của hoàng tử Chetaka, trị vì bộ tộc Licchavi (Ly Xa) của xứ Vajji tại Vesali. Lớn lên, Vardhamana lập gia đình với Yasoda và sinh được một cháu gái tên Anoja.
Sau khi song thân qua đời vào năm 30 tuổi, ông bỏ nhà đi tu. Vardhamana ròng rã trong suốt 12 năm chuyên ngồi thiền định và tu ép xác khổ hạnh đến nổi ông từ chối luôn không mặc quần áo, lõa thể đi tầm đạo khắp nơi. Ðến năm thứ 13, sau một thời gian dài nhịn ăn; vào ngày 10 tháng Vaisakha (khoảng tháng 5 dương lịch), Vardhamana ngộ đạo, tìm ra chân lý đang lúc ngồi thiền định tại gốc cây Sa La (Sala) cạnh bờ sông Rijupalika, bên ngoài thành phố Jrimbhikagrama (nay gần Giridih trong quận Hazaribagh, tiều bang Bihar, miền đông bắc Ấn Ðộ). Lúc ấy, ông được 43 tuổi. Do sự đạt đạo, giải thoát mọi khổ đau phiền não, Vardhamana bấy giờ được người đời tôn xưng như đấng “Mahavira” nghĩa là “Ðại Anh Hùng” (Maha: đại; Vira: anh hùng) hay “Jina” (người chiến thắng diệt trừ hết dục vọng) và tín đồ của ông ta được gọi là “Niganthas” (Pali) hay “Nirgranthas” (Sanskrit) có nghĩa “Ðã giải thoát mọi khổ đau triền phược” (free from fetters or bonds). Tiếp đến, suốt thời gian 30 năm sau đó, Mahavira đi hoằng pháp, thuyết giảng khắp nơi tại các vương quốc Magadha (Ma Kiệt Ðà), Kosala (Kiều Tát La) và các xứ kế cận. Mahavira mất năm 527 trước tây lịch vào lúc 72 tuổi tại thành phố Pàvà (nay là Kasia, trong quận Gorakhpur, tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ.
[15] KALAMA; (16). KESAPUTTA: Kalama (tiếng Pali) là tên một bộ lạc nhỏ sinh sống tại Ấn Ðộ vào thời vua Tần Bà Xa La (Bimbisara) và đức Phật còn tại thế khoảng thế kỷ thứ 7-6 trước tây lịch. Kesaputta (Pali) là tên một quận, thủ đô của bộ lạc Kalama. Theo tài liệu ghi chép trong bộ kinh Tăng Nhứt A Hàm (Anguttara-Nikàya), Cuốn 1, cho biết Kesaputta là một quận huyện của xứ Kosala (Kiều Tát La), một trong 16 tiểu quốc của Ấn Ðộ thời xưa (xem chú thích 10 ở trên). Ngày nay Kosala là quận Oudh, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Ðộ.
Bộ Lạc Kalama chiếm một vị thế quan trọng trong lịch sử Phật Giáo, vì ông Alara-Kalama, thầy của đức Phật trước khi ngài chứng đạo, là dân của bộ lạc Kalama. Và, thời gian Bồ Tát Tất Ðạt Ða đi tầm sư học đạo, ngài gặp và kết thân với ông Bharan-du-Kalama (cũng là người bộ lạc Kalama); lúc ấy, cả hai cùng ở chung một tu viện và là học trò của đạo sỉ Alara-Kalama. Khi còn tại thế một hôm đức Thế Tôn đến thăm Kesaputta, và tại đây, Ngài đã thuyết cho dân chúng Kalama nghe kinh Kesaputtiya trong bộ Tăng Nhứt A Hàm (Anguttara-Nikaya).
[17] GANDHARA (tiếng Pali): Là một trong 16 tiểu quốc của Ấn Ðộ thời xưa (xem chú thích 10), bao gồm thành phố Takshasila hay Taxila và Kashmir, nằm về phía tây bắc biên giới Ấn Ðộ. Theo tài liệu ghi chép trong tập Niddesa (Nghĩa Thích) thuộc bộ Tiểu A Hàm (Khuddaka Nikàya), cuốn 1; vào thời vua Tần Bà Xa La (Bimbisara: 543-493 trước tây lịch) cai trị nước Magadha (Ma Kiệt Ðà) thì Gandhara lúc ấy do vua Pukkusati trị vì, với kinh đô đóng tại thành Taxila. Vua Pukkusati bấy giờ có gởi thư và sứ thần qua nhằm kết tình thân hữu với vua Tần Bà Xa La. Thời vua A Dục (Asoka: 272-232 trước T.L.), Gandhara trở thành một phần đất thuộc vương quốc rộng lớn dưới quyền thống trị của ông ta. Ngày nay, Gandhara thuộc hai quận Rawalpindi và Peshawar của Hồi Quốc (Pakistan), miền nam Á Châu.
[18] APOLLO: Tên một trong các vị Thần chính yếu của thời cổ Hy Lạp. Theo thần thoại học Hy Lạp, Appolo sinh tại đảo Delos, là con của Thần Zeus và Leto. Ông được dân chúng cổ Hy Lạp kính thờ như vị Thần trừng phạt (God of punishment), Thần âm nhạc, nghệ thuật, thi ca; và Thần mặt trời cho con người ánh sáng lẫn sự sống. Appolo còn được xem như Thần chữa lành các bệnh nan y, vừa có thể gieo rắt bệnh dịch cho con người. Ông cũng được gọi là Thần mang lại sự công bình và sắc đẹp của nam giới (masculine beauty). Thần Appolo còn được dân chúng thờ tại La Mã (Rome) của Ý Ðại Lợi (Italy). Năm 430 trước tây lịch người ta đã thiết lập một ngôi đền đầu tiên để thờ Thần Appolo tại La Mã.
[19] RHYS DAVIDS (1843-1922): Thomas Williams Rhys Davids sinh ngày 12-05-1843 tại Colchester (Anh quốc), con của muc sư T.W. Davids. Ðầu tiên ông theo học Phạn ngữ (Sanskrit) với giáo sư Stenzler tại trường đại học Breslau ở Ðức, và tốt nghiệp cấp bằng tiến sĩ triết học (Ph. D.). Năm 1864, ông được bổ nhiệm giữ chức Dân Sự (Civil Service) ở Tích Lan, một quốc gia theo Phật Giáo. Tại dây, sau một thời gian theo học với nhà sư Tích Lan kiêm học giả, Thượng Tọa Yatramulle Unnanse, Rhys Davids có thể đọc hiểu thông suốt tiếng Pali và khảo cứu được các thánh tích, lich sử Phật Giáo Tích Lan.
Năm 1872, vì bất đồng ý kiến với nhân viên cao cấp của chính quyền bấy giờ, ông xin từ chức dân sự Tích Lan và trở về Anh quốc. Tại đây ông đã dành hết thì giờ cho công cuộc nghiên cứu và truyền bá Phật Giáo. Năm 1881, giáo sư Rhys Davids đứng ra thành lập đầu tiên Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Phật Giáo Pali (The Pali Text Society) tại Luân Ðôn (London) và ông giữ chức vụ chủ tịch với sự tham gia của nhiều học giả đông lẫn tây phương như Viggo Fausboll (Ðan Mạch): 1824-1908; Hermann Oldengerg (Ðức): 1854-1920; Emile Senart (Pháp): 1847-1928 v.v.. Hầu hết mọi việc của Hội bấy giờ đều do Rhys Davids trông coi, điều khiển cho đến năm 1894, ông lập gia đình với cô Caroline Augusta Foley (1858-1942) là người mà về sau đã chia sẻ, giúp đỡ cho ông rất nhiều trong việc phát triển Hội cũng như dịch thuật kinh tạng Pali. Hiện nay, Hội vẫn còn duy trì, hoạt động tại Anh quốc.
Năm 1882, Rhys Davids được mời làm giáo sư dạy Pali và văn học Phật Giáo tại đại học College ở Luân Ðôn; làm tổng thư ký và quản thủ thư viện cho Hội Hoàng Gia Á Châu (Royal Asiatic Society) từ năm 1885 đến 1904. Năm 1904, ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn tôn giáo đối chiếu (Comparative Religions) tại đại học Victoria, Manchester (Anh quốc). Năm 1907, ông đứng ra thành lập “Hội Phật Giáo Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan” (The Buddhist Society of Great Britain and Ireland) và được bầu làm hội trưởng đầu tiên.
Về phương diện nghiên cứu, trước tác, sau đây là một số tác phẩm chính của Rhys Davids: The Ancient Coins and Measures of Ceylon (Tiền lệ và sự đo lường thời xưa của Tích Lan), 1877; Manual of Buddhism (Khái Luận Phật Giáo), 1878; được tái bản lần thứ 23 năm 1914; Persecutions of Buddhist India (Sự ngược đãi Phật Giáo tại Ấn Ðộ), 1903, đã tái bản lần thứ 8 năm 1959; Early Buddhism (Phật Giáo Nguyên Thỉ), 1908.
Ông cũng dịch Luật Tạng (Vinaya Pitaka) từ nguyên bản tiếng Pali ra Anh văn với sự cộng tác của giáo sư người Ðức, ông Hermann Oldenberg (1854-1920) các cuốn: Patimokkha (Giới Bổn Kinh), Mahavagga (Ðại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm) 1881-1885. Về Kinh Tạng (Sutta Pitaka), ông đả dịch: Dialogues of the Buddha (Digha Nikàya), Trường Bộ Kinh, cuốn 1, 1899; và cùng chung với bà Rhys Davids, ông dịch: Dialogues of the Buddha (Digha Nikàya), Trường Bộ Kinh, cuốn 2, 1910; và Dialogues of the Buddha (Digha Nikàya), Trường Bộ Kinh, cuốn 3, 1921.
Năm 1915, Rhys Davids xin nghỉ dạy đại học ở Manchester, và dọn nhà về ở luôn tại Chipstead, quận Surrey, miền đông nam nước Anh. Những năm cuối cùng với tuổi già sức yếu, học giả Rhys Davids vẫn còn tiếp tục soạn cuốn Tự Ðiển Pali-Anh (Pali-English Dictionary) mà ông đã sưu tầm tài liệu nghiên cứu trong suốt 40 năm, với sự cộng tác của nhà ngữ học nổi tiếng Dr. William F. Stede (1882- 1958), người Anh gốc Ðức. Phần đầu cuốn tử điển được xuất bản năm 1921, và ít lâu sau khi ấn hành phần ba của cuốn từ điển đó, thì rất tiếc vì bệnh sưng phổi tái phát hoành hành, ông đã từ trần ngày 27-12-1922, hưởng thọ 80 tuổi. Sự ra đi vĩnh viễn của học giả Rhys Davids lúc bấy giờ là một mất mát to lớn không riêng cho dân tộc nước Anh mà cả toàn thể Phật tử khắp nơi trên thế giới.
[20] H.G WELLS: Herbert George Wells (1866-1946), văn sĩ nước Anh. Ðầu tiên ông làm thầy giáo, ký giả; sau đó trở thành nhà văn viết chuyện khoa học giả tưởng với các tác phẩm: The Time Machine (Máy Thời Gian) ấn hành năm 1895; The Invisible Man (Con Người Vô Hình), 1897; và The War of the Worlds (Chiến Tranh Thế Giới) năm 1819. H.G. Wells còn là nhà hoạt động cải cách xã hội. Năm 1903- 1908, ông tham gia làm hội viên Hội Fa Biên (Fabian Society). Hội này thành lập năm 1883-1884, chủ trương cải cách xã hội nước Anh. Ông cũng là bút giả của nhiều sách viết về hòa bình thế giới. Tác phẩm nổi tiếng và bán chạy nhất của ông là cuốn: “The Outline of History” (Lịch Sử Đại Cương), xuất bản năm 1920 và tái bàn năm 1939.
[21] THOMAS HUXLEY: Thomas Henry Huxley (1825- 1895), sinh tại Ealing, Midlesex (Anh quốc) là một khoa học gia, chuyên nghiên cứu, ủng hộ thuyết tiến hóa (theory of evolution) của C. R. Darwin (1809-1882), nhà thiên nhiên học (Naturalist) nước Anh. Thomas Huxley học y khoa, sau đó ông làm giáo sư dạy nhiều năm taị trường Government School of Mines ở Luân Đôn; trường Royal College of Surgeons (1863-1869) và Royal Institution (1863-1867). Năm 1876, ông được mời sang Hoa Kỳ thuyết giảng về thuyết tiến hóa và những đề tài sinh vật học khác.
Sau đây là một số tác phẩm khoa học của Huxley đã xuất bản: Huxley’s Scientific Memoirs (Kỷ Yếu Khoa Học) được tái bản in thành bốn tập vào năm 1898. Một số bài khảo cứu lý thuyết của ông được sưu tập và tái bản in thành chín cuốn vào năm 1893-1894. Ngoài ra, Huxley còn viết nhiều sách giáo khoa như: Lessons in Elementary Physiology (Sinh Lý Học Cơ Bản) và Physiography (Địa Văn Học) v.v…
[22] VIVEKANANDA (1863-1902): Vivekananda tên thật là Narendranath Datta, sinh ngày 12-11-1863 trong một gia đình trung lưu ở Calcutta, thủ đô tiểu bang Wesr Bengal, miền đông Ấn Độ. Tốt nghiệp cử nhân (B. A.) tại đại học Calcutta năm 1883, nhưng vì hoàn cảnh gia đình túng thiếu, ông không thể tiếp tục học vấn. Trước năm 1880, N. Datta đến học đạo lý và trở thành đệ tử chính yếu của Ramakrishna (1834-1886), một hiền triết Ấn Độ cận đại, thuộc phái Đạo Đức Học. Ngày 16-08-1886, khi Ramakrishna qua đời, N. Datta phát nguyện đi tu với pháp hiệu là Vivekananda để tiếp nối sự nghiệp của sư phụ mình. Sau đó cùng với các đệ tử khác của Ramakrishna, ông đứng ra lập một ngôi chùa Ấn Giáo tại Baranagar gần Calcutta.
Năm 1893, đại diện cho Ấn Ðộ Giáo, ông sang Hoa Kỳ dự hội nghị Tôn Giáo Thế Giới (The World Parliament of Religions) tổ chức tại Chicago. Năm 1897, ông thành lập Hội Truyền Giáo Ramakrishna tại Belur Math trên bờ sông Hằng (Ganga) gần Calcutta. Lối tổ chức dựa theo các Hội Thiên Chúa Giáo, và đến nay hội vẫn còn hoạt động , có nhiều chi nhánh khắp các nước Âu Mỹ, mục đích của hội nhằm quảng bá giáo thuyết của Ramakrishna tại Ấn Ðộ và các nơi trên thế giới; đồng thời vận động cuộc canh tân Ấn Ðộ, tổ chức cứu tế xã hội, giúp người nghèo khổ v.v.. Vivekananda tin tưởng rằng văn minh tân phương có thể giúp Ấn Ðộ canh tân, cải tiến đất nước; nhưng Âu Mỹ vẫn cần học hỏi rất nhiều nơi Ấn Ðộ về đời sống tâm linh, tinh thần đạo đức. Vivekananda mất ngày 04-07-1902 tại Belur gần Calcutta, hưởng thọ 39 tuổi, và để lại một số tác phẩm giá trị bằng tiếng Anh Ngữ: Jnaga-Yoga, Raja-Yoga và Bhakti-Yoga.Sigmund Freud (1856-1939), nhà phân tâm học nước Áo (Austria), và theo học với Freud trong vài năm. Năm 1933, Jung nhận làm giáo sư môn bệnh học tâm thần tại Ðại học Kỹ Thuật (University of Technology) ở Zurich. Ông viết nhiều sách, sau đây là những tác phẩm chính: The Theory of Psycho-Analysis (Lý Thuyết về sự Phân Tích Tâm Lý), 1915; Psychological Types (Những Loại Tâm Lý), 1921, v.v..
[23] KARL GUSTAR JUNG (1875-1961): Sinh tại Basel (Thụy Sĩ), học môn bệnh học tâm thần (psychiatry) tại đại học Basel, tốt nghiệp bác sĩ năm 1902. Năm 1907, ông gặp Sigmund Freud (1856-1939), nhà phân tâm học nước Áo (Austria), và theo học với Freud trong vài năm. Năm 1933, Jung nhận làm giáo sư môn bệnh học tâm thần tại Ðại học Kỹ Thuật (University of Technology) ở Zurich. Ông viết nhiều sách, sau đây là những tác phẩm chính: The Theory of Psycho-Analysis (Lý Thuyết về sự Phân Tích Tâm Lý), 1915; Psychological Types (Những Loại Tâm Lý), 1921, v.v..
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
Xem Ngôi Nhà Hạnh Phúc - 16 Tập của Hàn Quốc có sự tham gia của Kim Sung Soo, Bi Rain, Song Hye Kyo, Han Da Gam. Thuộc thể loại: Phim bộ
Xem Ngôi Nhà Hạnh Phúc - 16 Tập của Hàn Quốc có sự tham gia của Kim Sung Soo, Bi Rain, Song Hye Kyo, Han Da Gam. Thuộc thể loại: Phim bộ