Quản trị kinh doanh là ngành học  hot đang thu hút rất nhiều thí sinh quan tâm hiện nay. Vậy học quản trị kinh doanh thi khối nào , học và thi tổ hợp môn ra sao? Hãy cùng VinUni tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Điều kiện về năng lực tiếng Anh

Đối với năng lực tiếng Anh, thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau đây.

1 – Thí sinh đã thi năng lực tiếng Anh trong 2 năm trở lại đây, sở hữu một trong các chứng chỉ:

2 – Thí sinh đã thi năng lực tiếng Anh trong 5 năm trở lại đây, đạt một trong những điều kiện:

Nếu vẫn chưa đáp ứng một trong các yêu cầu trên, sinh viên cần hoàn thành Khóa IELTS trình độ Trên Trung Cấp (IELTS Upper-Intermediate) tại BUV hoặc tương đương.

Bên cạnh đó, nếu đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây, thí sinh không cần chứng minh năng lực tiếng Anh:

Để tìm hiểu chi tiết về chương trình học, bạn có thể tham khảo thêm tại Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh.

Để học chương trình Quản trị Kinh doanh Quốc tế, thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu xét tuyển về trình độ học vấn và năng lực tiếng Anh.

Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc học Quản trị Kinh doanh thi khối nào? cùng các phương thức xét tuyển khác mà sĩ tử có thể lựa chọn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại BUV, độc giả vui lòng liên hệ đến số hotline +84 96 662 9909 hoặc email [email protected] để được tư vấn chi tiết!

Học quản trị kinh doanh có những chuyên ngành nào

Quản trị kinh doanh là ngành khá rộng, dàn trải trên nhiều lĩnh vực. Do đó, các chuyên ngành ở trường đại học cũng rất đa dạng. Trong đó, có 10 chuyên ngành chủ yếu được giảng dạy nhiều nhất: Phân tích hoạt động kinh doanh, Quản trị chiến lược, Quản trị tài chính, Quản trị nhân sự, Quản trị Marketing, Quản trị rủi ro ro, Logistics và quản lý cung ứng chuỗi, Quản trị dự án, Quản trị tài chính chính và đầu tư, Luật doanh nghiệp và quản lý rủi ro pháp lý.

Quản trị kinh doanh có 10 chuyên ngành chính

Phân tích hoạt động kinh doanh là chuyên ngành phân tích, đánh giá các yếu tố tác động môi trường kinh doanh. Khi học chuyên ngành này, sinh viên không chỉ được học các khái niệm mà còn học về thống kê, phân tích thị trường. Từ đó, sinh viên sẽ có nền tảng để đưa ra dự đoán và các giải pháp chính xác, hiệu quả hơn. Quản trị kinh doanh khối nào cũng có thể xét tuyển vào chuyên ngành này.

Các chuyên ngành Quản trị đều cung cấp cho sinh viên khái niệm cơ bản về việc quản trị và lĩnh vực liên quan. Sinh viên sẽ được học các kỹ năng, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, đồng thời cũng được dạy cách đưa ra chiến lược phù hợp với công việc quản trị.

Logistics và chuỗi cung ứng là chuyên ngành liên quan đến hoạt động vận chuyển và phân phối hàng hóa. Do đó, sinh viên học ngành này phải thực sự năng động và thích ứng nhanh. Chuyên ngành này cũng bổ sung kiến ​​thức về quản lý, cách ứng dụng công nghệ và cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Nhờ vậy, sinh viên khi ra trường có thể thích nghi với môi trường việc làm vận chuyển, phân phối hàng hóa.

Chuyên ngành duy nhất của quản trị kinh doanh học sâu về luật là Luật doanh nghiệp và quản lý rủi ro pháp lý. Khi học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến ​​thức luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và giải quyết rủi ro bằng luật pháp. Từ đó, sinh viên có thể tự tin điều hành doanh nghiệp nhằm tránh những rắc rối về pháp lý.

Các hình thức xét tuyển Quản trị kinh doanh – không cần thi?

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2020 tới nay, mỗi năm ngành quản trị kinh doanh chiếm  10% tổng sốhồ sơ đăng ký xét tuyển trên cả nước. Điều này có nghĩa là mỗi năm có hơn 10000 sinh viên xét tuyển ngành quản trị kinh doanh. Như vậy, ngành quản trị kinh doanh khối nào cũng xét tuyển và có sự dao động điểm chuẩn hằng năm.

Hiện nay, có 3 phương thức xét tuyển chuyên ngành quản trị kinh doanh không cần thi, lần lượt là xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển bằng kết quả thi THPT và xét tuyển theo tiêu chí riêng của từng trường đại học.

Quản trị kinh doanh chiếm 10% hồ sơ xét tuyển mỗi năm

Xét tuyển bằng học bạ là phương thức xét tuyển sớm và khá nhẹ nhàng cho thí sinh. Thông thường, các trường đại học sẽ xét học bạ theo: 3 học kỳ gần nhất, 5 học kỳ gần nhất hoặc theo tổng điểm trung bình tổ hợp môn xét tuyển của năm học 12. Để xét tuyển theo phương thức này, học sinh nên chủ động theo dõi điểm chuẩn xét học bạ trường đại học mà mình quan tâm và chuẩn bị từ sớm. Ngành quản trị kinh doanh khối nào xét tuyển cũng có thang điểm riêng, thông thường dao động trong khoảng 24 – 29 điểm.

Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là hình thức xét tuyển phổ biến nhất. Mỗi năm, nước ta đều tổ chức thi THPT trên toàn quốc. Dựa vào số điểm trung bình của học sinh mà điểm chuẩn cũng có dao động. Nhìn chung, điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh tăng theo năm. Để xét tuyển bằng điểm thi THPT, học sinh cần đăng ký nguyện vọng ngành quản trị kinh doanh. Sau đó xét tuyển theo tổ hợp môn thế mạnh của mình. Ví dụ như quản trị kinh doanh khối D01, C00, A01,…

Ngoài ra, một số trường đại học còn có các tiêu chí riêng hoặc kỳ thi riêng để xét tuyển. Ví dụ như trường Đại học VinUni có phương án xét tuyển riêng cần có chứng chỉ SAT hoặc ACT. Kèm theo đó là chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL và một bài luận 400 chữ trình bày lý do mà thí sinh muốn học tại trường. Ngoài ra, VinUni cũng khuyến khích thí sinh đính kèm những thành tích bản thân đạt được trong 3 năm THPT.

Các phương thức xét tuyển khác ngành Quản trị Kinh doanh

Theo Phần 3 Phụ lục I kèm theo Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH, nhằm thống nhất trong hoạt động xét tuyển tại các cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra danh mục  phương thức xét tuyển Đại học. Vì vậy, ngoài việc thi THPT Quốc gia, thí sinh có thể xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh bằng các phương thức sau đây mà không cần quan tâm học quản trị kinh doanh thi khối nào:

Lưu ý: Không phải phương thức xét tuyển nào cũng có thể được sử dụng, các phương thức xét tuyển phụ thuộc vào quyết định của mỗi cơ sở đào tạo khác nhau.

Học quản trị kinh doanh thi môn gì không còn là mối quan tâm lớn nhất bởi hiện đã có đa dạng các phương thức xét tuyển để thí sinh xét tuyển vào ngành Quản trị Kinh doanh.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học được phép đưa ra hình thức xét tuyển, bộ tiêu chí và điểm chuẩn đầu vào phù hợp với chiến lược phát triển của từng trường. Các bạn học sinh THPT nên dần tìm hiểu về điều kiện xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh để có thêm thông tin tăng cơ hội trúng tuyển.

Ngành quản trị kinh doanh: Học – thi khối nào

Quản trị kinh doanh là ngành học nằm trong khối Kinh tế- Quản lý, có tỷ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2023 – chiếm 24,25%. Nhu cầu cao, vì vậy không bất ngờ khi hiện nay có rất nhiều trường đại học đều có đào tạo ngành học này. Nếu yêu thích và muốn thi vào quản trị kinh doanh, bạn có rất nhiều lựa chọn, vì đa phần  khối nào cũng có tổ hợp xét, từ D01, C00, A00, đến A01,…

Quản trị kinh doanh hiện nay xét tuyển khối A01, D01, C00

Khối D01 gồm tổ hợp môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh. Đây vốn dĩ là ba môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Vậy nên việc xét tuyển bằng học bạ hay bằng kết quả thi THPT đều có thể sử dụng điểm khối D01.

Khối D07 với ba môn tổ hợp là Toán, Hóa học và tiếng Anh. Đây chính là khối thi lý tưởng cho những thí sinh có thể mạnh về môn hóa. Hiện nay, đây là hai khối được nhiều trường đại học xét tuyển nhất.

Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và khối A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh) cũng là hai khối ngành được nhiều thí sinh lựa chọn khi xét tuyển ngành quản trị kinh doanh. Đây là tổ hợp môn tự nhiên và sẽ là lợi thế cho những thí  sinh học tốt những môn học trên.

Ngữ văn, Lịch sử, Địa Lý là ba môn tổ hợp khối C00. Đây là khối xét tuyển duy nhất không có môn toán.

Thực ra, mỗi trường đại học đều có yêu cầu xét tuyển riêng và không yêu cầu chỉ xét tuyển khối tự nhiên. Do đó các thí sinh không cần phân vân quản trị kinh doanh học trường nào.