Buôn có hội – Bán có phường, vậy nên từ xa xưa, Hà thành được biết đến là nơi có nhiều làng nghề cổ vô cùng phát triển. Ngày nay trước sự hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều làng nghề biến mất và không còn phát triển như trước nữa. Tuy nhiên, có những ngôi làng nghề truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn theo thời gian và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ Việt.

Nét đẹp dịu dàng của đất mẹ phù sa

An Giang không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn là nơi lưu giữ nhũng nét đẹp truyền thống, đậm đà văn hóa dân tộc Việt. Đây cũng chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh thành miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long này.

Hầu như nhà nào cũng có những khung cửi để dệt những tấm vải may trang phục cho gia đình và để bán, làm cho thổ cầm Chăm ngày càng thăng hoa,trong đó có thổ cẩm Châu Giang.

Dệt Thổ Cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu ( An Giang ). Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Hoa văn được dệt lên các đồ vật đều có ý tưởng sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại càng làm tăng thêm giá trị nghề dệt nơi đây.

Cạnh bờ sông Hậu mênh mang của Đồng bằng sông Cửu Long trù phú có một làng nghề dệt chiếu rất lâu đời và ngôi chợ hơn 100 năm tuổi thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Chợ chiếu Định Yên còn được người dân địa phương gọi là chợ “ma” bởi sinh hoạt khá lạ lùng của nó!

Làng chiếu Định Yên là làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời. Những người bản địa cố cựu cũng không biết làng nghề có tự bao giờ. Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, lưu dân đã mang theo nghề dệt chiếu truyền thống; các hoa văn, họa tiết và kỹ thuật dệt, in trên mặt chiếu đã chứng minh điều này.

Bên cạnh vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề nổi tiếng đó là làng nghề chằm nón lá tại ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai, Cần Thơ, với lịch sử hơn lâu đời hơn 70 năm.

Nơi đây không những mang nét trù phú của những làng xóm nép mình dưới rặng dừa mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất, chẳng thế mà ở đây lại nổi danh với câu ca: “Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”.

Các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật của ông cha ta chính vì vậy cần lưu giữ và phát triển. Nhiều làng nghề đang phát triển và vươn ra thế giới nhưng cũng có những làng nghề đang dần mai một. Cần có những biện pháp để hỗ trợ làng nghề có thêm cơ hội phát triển.

Trên đây là một số làng nghề truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo mà

muốn được chia sẻ với bạn đọc, để chúng ta hiểu hơn về lịch sử, về văn hóa đất nước và cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa này.

36 Phan Huy Ích, P15, Quận Tân Bình, HCM

Hotline: 0912228997 - 0961938388

Bát Tràng là điểm đến không hề xa lạ đối với các bạn trẻ ưa thích nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, đây chính là địa điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến dã ngoại cuối tuần.

Làng gốm Bát Tràng là địa điểm du khách không thể bỏ qua. Ảnh: blog.traveloka.com

Các gia đình ở làng gốm Bát Tràng ngoài sản xuất và kinh doanh các mặt hàng gốm sứ, còn cung cấp một dịch vụ rất thú vị, cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác nhào nặn và tạo ra những thành phẩm từ đất sét. Bạn sẽ được cung cấp một cục đất sét ẩm và một bàn xoay, đặt cục đất giữa bàn xoay và tạo hình cho nó. Có thể là cốc, bát, những vật dụng đơn giản.

Nếu khéo tay, có thể nặn hình thù các con vật. Sau khi nặn xong, chuyển sang công đoạn hong khô sản phẩm, mất khoảng 30 phút. Kế tiếp tới công đoạn tô vẽ, trang trí cho sản phẩm. Cuối cùng, người thợ sẽ sơn phủ bóng bên ngoài để giữ cho sản phầm được bền đẹp hơn.

Được tự tay làm sản phẩm mà mình yêu thích. Ảnh: freepik.es

Một trong những địa điểm đông đúc, nhộn nhịp nơi đây là chợ gốm. Chợ bán đa dạng nhiều loại mặt hàng làm từ gốm sứ, chia thành các gian hàng nhỏ, từ đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén bình dân đến đồ trang trí mỹ nghệ cao cấp, đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ. Có thể mua hay không mua mà chỉ đi dạo, ngắm cảnh cũng là một trải nghiệm khó quên trong đời.

Những sản phẩm được bày bán ở chợ gốm. Ảnh: gomsubaokhanh.vn

Làng tranh Đông Hồ Bắc Ninh là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, nằm tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.

Không như làng gốm Bát Tràng thì nơi này chủ yếu tập trung để bạn tham quan và mua sắm các sản phẩm của làng như: Tranh cổ, sổ tre, quạt…

Các sản phẩm của làng được bày bán. Ảnh: redsvn.net

Đến với làng tranh Đông Hồ bạn còn có thể tìm hiểu ra quy trình để tạo ra được một bức tranh Đông Hồ đơn giản trước khi bạn có thể mua làm kỷ niệm.

Thật cẩn thận để tạo ra được một bức tranh Đông Hồ. Ảnh: xn--ministeriodediseo-uxb.com

Ngoài việc tham quan thêm phần thú vị và thoải mái thì bạn có thể kết hợp việc tham quan làng Hồ với tham quan chùa Bút Tháp cùng chùa Dâu. Điểm đặc biệt là chùa Dâu tọa lạc ngay tại trung tâm của khu du lịch văn hóa Bắc Ninh nơi lưu giữ Phật Giáo cổ xưa của nước ta bao gồm thành cổ và lăng mộ Sỹ Nhiếp.

Làng lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là Làng lụa Hà Đông, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Nếu bạn muốn di chuyển đến đây bằng xe máy thì chạy theo hướng dẫn sau: Trung tâm thành phố - Nguyễn Trãi - Lê Văn Lương - Tố Hữu.

Làng lụa Vạn Phúc. Ảnh: stylenews.vn

Nghề dệt ở Vạn Phúc đã có mặt cách đây hàng ngàn năm và ngày càng khẳng định danh tiếng. Xưa thời phong kiến các vua đặc biệt là dưới thời nhà Nguyễn thì lụa Vạn Phúc chuyên dùng để may y phục cho vua chúa, các quan lại trong triều đình.

Danh tiếng dần càng được khẳng định và lan xa là do lụa Vạn Phúc đều được làm thủ công thêu dệt tỉ mẫn bởi những người thợ lành nghề, gồm nhiều công đoạn rất công phu như: Tơ, hồ sợi, dệt, căng phơi. Các họa tiết đều được làm rất tỉ mỉ và tinh xảo, mỗi dải lụa là một kiệt tác chứa đựng tâm huyết và cái hồn của mỗi nghệ nhân.

Lụa Vạn Phúc đều được làm thủ công tỉ mẫn. Ảnh: congluan.vn

Lụa Vạn Phúc ngày nay được biến tấu trở nên đa dạng chủng loại, mẫu mã, cùng với những tên gọi khác nhau như long phượng, mây bay, tứ quế, đũi hoa, vân thọ đỉnh… Hình dạng hoa văn trên lụa được thể hiện dưới đôi bàn tay tinh luyện, cách nhìn tinh tế tạo nên những sản phẩm có sức tưởng tượng phong phú, độc đáo và giàu tính thẩm mỹ.

Mẫu mã đa dạng. Ảnh: xahoi.com.vn

Cũng bởi đặc tính nổi trội này mà mỗi khi khách ghé tới làng chẳng bao giờ quên mua một vài tấm lụa về làm quà cho người thân và bạn bè. Ngoài ra, bên cạnh mục đích mua sắm, những năm gần đây làng lụa Vạn Phúc cũng thu hút nhiều du khách ghé tới tham quan để được tận mắt chiêm ngưỡng cách tạo ra những sản phẩm từ lụa độc đáo.

Làng trống nằm tọa lạc tại thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn thuộc huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam. Nơi đây nổi tiếng với nghề làm trống đã lâu, được duy trì và bảo tồn qua hàng trăm năm bằng hình thức cha truyền con nối. Đây cũng là nơi quy tụ những thợ cả nổi danh hàng đầu đất nước. Những chiếc trống làng Đọi Tam được mang đi đến khắp các vùng miền và nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân. Làng trống Đọi Tam

Đọi Tam nổi tiếng với nghề làm trống gia truyền. Ảnh: dulichhanam.vn

Đến thăm quan làng Đọi Tam du khách sẽ được tìm hiểu và khám phá nghề làm trống truyền thống có từ hàng trăm năm của người dân nơi đây. Bạn sẽ được tận mắt ngắm nhìn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sự kỳ công của chiếc trống to nhất Việt Nam. Hay được hướng dẫn cách làm trống cơ bản, đơn giản.

Nghề gia truyền chỉ truyền dạy cho con trai và con dâu. Ảnh: dulichhanam.vn

Vốn dĩ trống là dụng cụ âm nhạc truyền thống của người Việt và nghề làm trống rất được chú trọng giữ gìn và bảo tồn. Vì vậy du lịch ở làng trống nổi tiếng bậc nhất Việt Nam sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về loại nhạc cụ dân tộc này.

Làng nghề Sơn Đồng thuộc xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây Bắc. Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng với nghề điêu khắc, tạc tượng gỗ và làm sơn son thếp vàng, thếp bạc phục vụ đời sống tâm linh của người dân.

Tham quan làng nghề Sơn Đồng. Ảnh: vietnammoi.vn

Đến với Sơn đồng các bạn sẽ được chứng kiến quy trình sản xuất tượng, được ngắm các tác phẩm tinh sảo, thấy được sự kỳ công của kỹ thuật sơn son thếp vàng và được hòa mình vào bản nhạc tạo nên từ tiếng đục, tiếng cưa mang đậm chất làng nghề Sơn Đồng.

Các nghệ nhân tỉ mỉ để cho ra đời các sản phẩm. Ảnh: vietnammoi.vn

Sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng là các pho tượng Đức Phật, Đức Thánh, người anh hùng dân tộc, các linh vật thờ như ông Ngựa, ông Hạc, hoành phi, câu đối, cuốn thư, ban thờ án gian, ô xa, sập thờ... được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, sáng tạo.

Các sản phẩm được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo. Ảnh: vietnammoi.vn

Ghé thăm 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng ở miền Bắc, du khách sẽ được “mục sở thị” những sản phẩm độc đáo từ trống, tranh Đông Hồ đến những món đồ thổ cẩm, lụa, tất cả đều là kết quả của sự khéo léo, sự tỉ mỉ và tâm huyết của những nghệ nhân làng nghề.

Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời. Nơi đây còn được biết đến với các làng nghề truyền thống tạo dấu ấn trong lòng du khách. Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc trưng mang nét đẹp của vùng quê văn hiến.

Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là một điểm đến gắn với quần thể di tích làng Nôm. Đến với làng nghề đúc đồng, du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh tất bật, hối hả của những người thợ tại các lò đúc. Với bàn tay khéo léo, kỹ thuật điêu luyện và sự cần mẫn của họ đã tạo nên vô số sản phẩm đồng chất lượng, rất được ưa chuộng trên thị trường: bức tranh bằng đồng, đỉnh, hạc, chân nến, mâm bồng, tượng, lọ hoa,.... Tại đây, du khách được trải nghiệm những quy trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm đồng dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của người thợ có kinh nghiệm lâu năm.

Làng nghề mộc Hòa Phong thuộc thị xã Mỹ Hào, là một điểm đến mà du khách nên khám phá. Sản phẩm mộc Hoà Phong rất đa dạng với mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, tập trung ở các nhóm hàng salon Âu, Á, chạm khắc cây cảnh, con giống, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những sản phẩm chạm khắc gỗ độc đáo, sang trọng và tinh tế, chứng kiến sự khéo léo của những người thợ tài hoa và trải nghiệm những quy trình sản xuất ra một thành phẩm gỗ sinh động.

Làng nghề trồng hoa cây cảnh Văn Giang được xem là vựa hoa, cây cảnh lớn nhất miền Bắc, là địa điểm check in hấp dẫn đối với những bạn yêu thích thiên nhiên. Tại đây, du khách được thả hồn vào không gian sống trong lành, hòa mình với khung cảnh thơ mộng và chắc chắn sẽ rất thích thú trước hàng trăm loài hoa đang đua nhau khoe sắc, những hàng cây quất, cam, bưởi sai trĩu quả, những cây thế độc lạ, cuốn hút khách sành chơi. Đến với làng hoa cây cảnh Văn Giang - xứ sở của màu sắc và hương thơm, chắc chắn sẽ khiến bạn bình yên và thư thái hơn.

Với làng nghề hương xạ thôn Cao, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, dù đã trải qua nhiều năm làm nghề, nhưng người dân làng nghề vẫn lưu giữ được những bí quyết truyền thống để đảm bảo cho chất lượng hương ngày càng tốt, tạo nên những nén hương thơm đặc trưng. Vào mùa sản xuất hương, từ đường làng ngõ xóm được phủ bởi những “bó hoa” hương đầy màu sắc, hương thơm đặc trưng của những vị thuốc Bắc thoang thoảng trong gió giữa khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.

Làng nghề đan đó xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ không ồn ào, náo nhiệt như trung tâm phố thị mà làng nghề đan đó Thủ Sỹ khoác lên mình chiếc áo của một không gian thanh bình và bình dị như chính sản phẩm mà họ tạo ra. Đến với làng nghề đan đó, du khách sẽ bắt gặp những chiếc đó được kết thành từng chùm như những bông hoa, chất trên chiếc xe đạp thồ, hình ảnh các cụ già móm mém nhai trầu đang ngồi chẻ tre, đan lát trước sân. Bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện về nghề, được vót nan, đan đó, được bắt tôm, bắt cá để có thể cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp làng quê Bắc Bộ.

Mỗi làng nghề truyền thống ở Hưng Yên tựa như một bức tranh sinh động mang những tinh hoa văn hóa đặc sắc của vùng đất văn hiến. Không chỉ đơn thuần là nơi chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống mà các làng nghề còn là môi trường văn hóa lưu giữ và trao truyền những tinh hoa qua nhiều thế hệ. Các làng nghề truyền thống ở Hưng Yên sẽ là điểm dừng chân lý tưởng và tạo dấu ấn độc đáo trong lòng du khách.