Khi xây dựng, mua bán, cho thuê hoặc cải tạo nhà cửa, việc tính diện tích căn nhà là một yếu tố rất quan trọng. Dưới đây là cách tính mét vuông nhà đơn giản nhất mà bạn nên biết.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Hỏi: Chồng tôi có một căn nhà và đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trên giấy này lại ghi là cấp cho hộ gia đình do chồng tôi đứng tên. Trước đó, chồng tôi có cho em gái nhập hộ khẩu vào đây để thuận tiện trong việc đi học, đi làm.

Nay chúng tôi cần thế chấp vay vốn để làm ăn, ngân hàng yêu cầu em gái tôi phải đồng ký xác nhận đồng ý thế chấp (như là một thành viên trong hộ gia đình) thì hồ sơ mới được giải ngân.

Xin được hỏi, như vậy việc cho em chồng tôi nhập hộ khẩu vào nhà của chúng tôi có ảnh hưởng gì đến quyền thừa kế đối với căn nhà hay không? Em chồng tôi có quyền thừa kế ngang hàng như chúng tôi hay không? Và khi vợ chồng tôi muốn bán căn nhà chẳng hạn, thì phải có sự đồng ý của em chồng tôi hay không?

Phạm Bích Ngân (phường 8, TP. Bạc Liêu)

Trả lời: Điều 24 Luật Cư trú quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi cư trú của công dân.

Như vậy, việc em chồng bạn nhập hộ khẩu vào nhà của vợ chồng bạn chỉ là việc xác định chỗ ở thường xuyên chứ không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu tài sản. Chỉ có người tạo lập nhà ở hợp pháp mới có quyền sở hữu đối với nhà đất đó. Và như vậy thì càng không ảnh hưởng gì đến quyền thừa kế đối với tài sản là căn nhà mà em chồng bạn có tên trong hộ khẩu.

Luật Dân sự quy định quyền thừa kế tính theo hàng thừa kế, theo đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, em chồng chị không có quyền thừa kế ngang hàng như những thành viên khác trong hộ gia đình gồm vợ và các con hoặc cha mẹ của người có tài sản.

Cũng cần nói rõ hơn, Điều 108 Bộ luật Dân sự quy định: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho tặng chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.

Như vậy, nếu tài sản nói trên không có sự đóng góp của em chồng chị, không có yếu tố cùng tạo lập hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung thì những tài sản này thuộc sở hữu cá nhân của vợ chồng chị. Người em chồng có tên trong sổ hộ khẩu chỉ được xem như là người ở nhờ, chỉ có quyền cư trú chứ không có quyền sở hữu chung về tài sản.

Việc chuyển nhượng, cho tặng, bán tài sản chỉ được thực hiện và được pháp luật bảo hộ đối với người có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trong trường hợp này, em chồng chị không có quyền đối với tài sản đó, việc nhập hộ khẩu không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu tài sản.

Còn việc ngân hàng yêu cầu em chồng chị phải ký tên mới được giải ngân thì đó là quy định riêng của ngân hàng, không phải là căn cứ để sau này có thể xem xét đến quyền thừa kế hay sở hữu tài sản. Nếu chị không đồng ý thì có thể không thế chấp ở ngân hàng đó mà tìm một ngân hàng khác.