https://kevesko.vn/20240119/thu-quan-doi-viet-nam-so-huu-khong-phai-nuoc-nao-cung-co-27684302.html

Thấy gì từ các tiêu chí đánh giá?

Ngày 17/1, Chỉ số hỏa lực toàn cầu 2024 (Global Firepower Index 2024) thường niên được công bố. Trong tổng 145 quân đội các nước được xem xét và đánh giá, Nga đứng thứ 2 trong

Cụ thể, quân đội Mỹ đứng đầu với chỉ số sức chiến đấu là 0,0699. Nga đứng vị trí thứ 2 với chỉ số 0,0702. Ở vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 0,0706.

Nêu quan điểm với Sputnik về các tiêu chí đánh giá của Global Firepower Index 2024 vừa công bố, PGS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam chia sẻ và chỉ ra ví dụ:

“Thực tế, bảng xếp hạng sức mạnh quân sự nhiều quốc gia, nhiều cơ quan, nhiều tổ chức làm. Theo đó, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức xếp hạng dựa trên tiêu chí của riêng họ. Bởi vậy, tiêu chí này không phải là tiêu chí chung của tất cả các cơ quan trên toàn thế giới. Tôi tin rằng, nếu Australia xếp hạng, sẽ hoàn toàn khác”.

Ở đây, khi xét đến sức mạnh quân sự của Mỹ, chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm rằng, không thể không nhắc đến sự hậu thuẫn của các nước đồng minh đến từ

Quân đội Việt Nam mạnh đến đâu?

Cũng theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của Global Firepower Index 2024, Việt Nam đứng thứ 22, là quốc gia Đông Nam Á thứ hai, sau Indonesia.

Căn cứ vào số dân, tổng số GDP của Indonesia đều hơn Việt Nam. Đặc biệt, Indonesia hiện đang là thành viên của G20. Nói vậy để thấy, có thể vũ khí của Indonesia nhiều hơn, tốt hơn của Việt Nam, quân đội của họ nhiều hơn bởi họ sở hữu dân số gần 300 triệu người, tức gần gấp 3 Việt Nam,... Tuy nhiên, đó chỉ là yếu tố cần.

“Tôi cho rằng, đó là yếu tố cần thiết. Nhưng chưa đủ. Vấn đề ở đây là sử dụng vũ khí ra sao, chiến lược cho lực lượng thế nào. Theo tôi, mức độ hiện đại học thuyết quân sự, học thuyết bảo vệ Tổ quốc, học thuyết chiến tranh nhân dân, đây là yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Điểm mạnh của sức mạnh quân sự Việt Nam, theo Thiếu tướng đánh giá, đó là

. Bởi thực tế, học thuyết này đã được kiểm chứng trong hàng trăm năm qua, khi đối đầu và giành thắng lợi trước 3 cường quốc lớn trên thế giới.

Như đã phân tích ở trên, khi xét đến khả năng thứ tư, về năng lực, tư duy của giới tinh hoa khi sử dụng bộ vũ khí này; tức là chuyên gia hàm ý nói về truyền thống dân tộc.

“Xét về yếu tố này, Nga vượt hẳn của Mỹ và Trung Quốc khi đánh thắng Napoleon vào năm 1815. Còn về năng lực chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, có thể nói Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về khía cạnh này. Không có quốc gia nào trong khối ASEAN từng chinh chiến chống giặc ngoại xâm như Việt Nam, khi có hơn 2000 năm chống ngoại xâm với 19 cuộc quyết chiến chiến lược. Tất cả kẻ thù khi ấy đều mạnh hơn Việt Nam”, Thiếu tướng chia sẻ góc đánh giá.

Thứ quân đội Việt Nam sở hữu, không phải nước nào cũng có

HÀ NỘI (Sputnik) - Liên quan đến bảng xếp hạng quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới do Global Firepower Index (Mỹ) công bố, Sputnik đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam để có thêm góc nhìn khách quan về các tiêu chí đánh giá quân đội của một nước.

Vũ khí của Nga khiến Mỹ khiếp sợ

Đáng chú ý, nói riêng về hệ thống vũ khí, trong đó có tên lửa siêu thanh, chuyên gia thẳng thắn chỉ ra với Sputnik rằng, hiện chưa có nước nào vượt được Nga. Chính vũ khí này của Nga là “nỗi khiếp sợ” của Mỹ.

“Tôi cho rằng, về tên lửa siêu thanh hiện nay, Nga đứng vị trí số một. Có thể 10 năm nữa Mỹ mới theo kịp. Hay nói cách khác, ít ra, đến năm 2030 Mỹ mới có tên lửa siêu thanh 2024 như của Nga. Bởi Nga đang sở hữu những tên lửa siêu thanh có khả năng vượt qua được mọi phòng thủ tên lửa của Mỹ và thế giới, chưa nói đến số lượng vũ khí hạt nhân của Nga nhiều hơn Mỹ khi Nga có khoảng 6.000 quả bom nguyên tử, trong khi Mỹ chỉ khoảng 5.500 quả”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.

Để xem xét, đánh giá sức mạnh quân sự của một quốc gia, theo chuyên gia, ít nhất cần xét tới bốn tiêu chí cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, các quốc gia đang sở hữu vũ khí bậc nhất thế giới hiện nay. Căn cứ vào các loại vũ khí nòng cốt để đánh giá mức độ hiện đại, sức mạnh quân sự quốc gia, đó là

và phương tiện vũ khí hiện đại (hệ thống tên lửa, máy bay ném bom, hệ thống tàu ngầm, tàu chiến).

Thứ hai, dựa trên năng lực sản xuất các loại vũ khí trên.

Thứ ba, phải tính đến không gian lãnh thổ quốc gia.

Thứ tư, là khả năng, năng lực, tư duy của giới tinh hoa khi sử dụng bộ vũ khí này.