Slogan Du Lịch Việt Nam 2023
Disneyland là công viên giải trí hàng đầu nổi tiếng trên toàn thế giới, gắn liền với những nhân vật hoạt hình rất quen thuộc như: chuột Mickey, vịt Donald, các công chúa của Disney,… Mang trong mình bản chất là một công viên phục vụ cho lứa tuổi nhỏ vì vậy chiến lược marketing của Disneyland nhằm tạo ra một slogan dễ nhớ và dễ gây thiện cảm. “Nơi hạnh phúc nhất trên Trái Đất” khiến các bậc cha mẹ muốn cố gắng cho con họ 1 lần đến và được vui trong nơi thú vị nhất hành tinh.
Nike: “Just Do It” (Cứ làm thôi)
Xuất hiện vào năm 1988, “Just do it” là chiến dịch đưa Nike đến khắp nơi trên thế giới và cũng là câu slogan có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Câu nói này lấy cảm hứng từ câu nói trước khi chết về một kẻ sát nhân hàng loạt Gary Gilmore.
Tuy nhiên, chiến dịch “Just do it” của Nike với thông điệp ý nghĩa hơn thế. Đây là một câu nói truyền cảm hứng, giúp mọi người vực dậy tinh thần, khuyến khích họ hãy đứng lên làm điều mình thích, chẳng cần phải e ngại gì cả vì “Cứ làm thôi”.
Slogan này đem lại cho người tiêu dùng cảm giác họ có thể làm được tất cả mọi thứ nếu sử dụng các sản phẩm của Nike.
Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”
Với slogan “Khơi nguồn sáng tạo”, Trung Nguyên đã tạo cảm hứng cho những người thưởng thức cà phê. Khi đọc câu này, người ta có thể dễ dàng hiểu rằng cà phê Trung Nguyên khiến thần trí tỉnh táo và mang lại sức sáng tạo cho trí óc làm việc hiệu quả hơn, cho một nền kinh tế đổi mới của tương lai. Sự ngắn gọn, dễ hiểu và làm người đọc cảm thấy có sức nặng mỗi lần đọc là điểm mạnh 10/10.
Vinamilk: “Vươn cao Việt Nam”
Đây là một thông điệp không mới, đã được Vinamilk triển khai từ năm 2008, gắn liền với các hoạt động của Vinamilk nhằm nâng cao thể chất trẻ em Việt. Tuy nhiên, “Vươn cao Việt Nam” còn mang thêm tầng nghĩa sâu hơn, thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc quốc gia, sự phát triển của Vinamilk đi liền với sự phát triển của đất nước.
Qua thông điệp này, Vinamilk thực sự mong muốn mang lại là những bài học về đạo đức và tinh thần sẵn sàng vươn xa, theo đuổi ước mơ của mỗi cá nhân và không quên đóng góp sức trẻ cho xã hội.
Adidas: “Impossible is nothing” (Không có gì là không thể)
“Impossible is nothing” đã gắn liền cùng Adidas ngay từ những ngày đầu thành lập, lấy cảm hứng từ câu nói của huyền thoại quyền anh Muhammad Ali - đại sứ thương hiệu của Adidas trong chiến dịch này.
Khẩu hiệu mang ý nghĩa khuyến khích tất cả mọi người hãy tham gia và trải nghiệm niềm vui của thể thao, rằng họ cố gắng là có thể làm được mọi thứ. Với thông điệp ý nghĩa nhưng vô cùng dễ hiểu, Adidas đã trở thành một trong những cái tên hàng đầu về việc hỗ trợ các vận động viên đỉnh cao của thể thao thế giới.
VinGroup: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”
Trong một cuốn sách mang tên “Quốc gia khởi nghiệp”, Saul Singer và Dan Senor có viết một câu rất hay rằng: “Quốc gia khởi nghiệp luôn cần những doanh nghiệp, doanh nhân giữ mãi tinh thần khởi nghiệp”. Đây cũng là mong muốn của ông Phạm Nhật Vượng nhân rộng “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” này ra toàn xã hội.
Thành công của Vingroup ngày nay chính là đến từ khát vọng tiên phong, khát vọng chinh phục và cống hiến. Với bất động sản là xương sống, Vingroup liên tục mở rộng và “khởi nghiệp” với nhiều ngành nghề kinh doanh mới, như: Bán lẻ (hệ thống Vinmart), Nông nghiệp (VinEco), Y tế (hệ thống bệnh viện chuẩn quốc tế VinMec), Du lịch (Vinpearl Land),…
Lựa chọn slogan phù hợp nhất
Giai đoạn cuối cùng sau khi lên ý tưởng và tổng hợp các mẫu thiết kế hoàn chỉnh thì bạn cần phải cân nhắc, lựa chọn thật sáng suốt để tìm ra câu slogan tuyệt vời nhất trong số những câu mà bạn thiết kế được.
Hãy làm một bước tham khảo ý kiến, nhận xét từ nhiều người khác. Sau đó lắng nghe và ghi chép những nhận định và đánh giá của họ về câu slogan của bạn đã đủ tin cậy, đủ chất lượng và hoàn chỉnh hay chưa?
Chúng tôi tin rằng, ý tưởng slogan cuối cùng sẽ là một câu chất lượng nhất, mang ý nghĩa về nội dung cũng như hình thức hoàn chỉnh và quan trọng nhất là đạt hiệu quả cao trong chiến dịch marketing của công ty bạn.
Định vị thương hiệu trên thị trường
Slogan cần phản ánh tầm ảnh hưởng tuyệt đối của thương hiệu tới khách hàng. Dù bạn là một doanh nghiệp mới thành lập hay một công ty đã có bề dày truyền thống lâu đời.
Chẳng hạn slogan của Porsche: “There is no substitute – Không gì có thể thay thế”. Rất phù hợp bởi thương hiệu Porsche được khách hàng hoàn toàn tin tưởng về bề dày lịch sử sẽ tạo ra sản phẩm sang trọng mà chất lượng.
Việc định vị thương hiệu của bạn là vô cùng quan trọng và cần thiết.
L'Oréal: "Because You're Worth It" (Vì bạn xứng đáng)
Ý tưởng này đã làm rung động nhiều phụ nữ. L'Oreal đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng trong vài năm đầu tiên của chiến dịch, một phần lớn người dùng của họ là những người lần đầu sử dụng thuốc nhuộm tóc. Nhưng đây không phải là những thanh thiếu niên đang thử nghiệm; mà phần lớn là những phụ nữ đang trong giai đoạn ly hôn.
Dòng giới thiệu không phải về sản phẩm - mà là về hình ảnh mà sản phẩm có thể mang lại cho bạn. Mọi phụ nữ đều có quyền được làm đẹp và xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất.
Sacombank: “Đồng hành cùng phát triển”
Từ bao lâu nay, ngân hàng và doanh nghiệp luôn là mối quan hệ cộng sinh. Ngân hàng chỉ thành công khi khách hàng của mình thành công. Hiểu rõ điều đó, Sacombank đã cho ra đời khẩu hiệu này, cũng với những ưu đãi về giá, phí dành cho khách hàng doanh nghiệp, giúp khách hàng tận dụng mọi cơ hội kinh doanh.
Honda: “The Power Of Dream” (Sức mạnh của những giấc mơ)
Khoảng năm 1964, Honda được biết đến với xe máy nhiều hơn là ô tô. Điều này lâu nay vẫn tiếp diễn ở hầu hết các quốc gia nơi Hondas được bán. Vì thế, để thu hút khách hàng biết đến sản phẩm ô tô của mình, năm 2002, Honda đã dùng slogan “Sức mạnh của những giấc mơ” tạo thành một chiến dịch quảng cáo sử dụng truyền hình, thư trực tiếp, đài phát thanh, áp phích, báo chí, tạp chí, triển lãm xe máy,… Chiến dịch này đã thực sự tác động đến nhửng khách hàng trẻ có ước mơ sở hữu xe hơi. Nhờ đó, Honda Motor Company là nhà sản xuất ô tô đứng thứ ba trên thế giới.
“Make.believe” tượng trưng cho tinh thần của thương hiệu Sony. Đây là một thông điệp mới của Sony được chính thức ra mắt truyền thông vào năm 2009. Nó đại diện cho sức mạnh sáng tạo, khả năng biến ý tưởng thành hiện thực và niềm tin rằng bất cứ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng, chúng ta đều có thể biến thành hiện thực.
Sony nhấn mạnh tầm quan trọng của giới hạn giữa "make" và "believe", nói rằng đó là "nơi trí tưởng tượng và thực tế va chạm". Ngăn cách giữa hai từ là dấu chấm (.) thể hiện sự kết nối ý tưởng với hiện thực, vừa là nơi giao thoa giữa cảm hứng sáng tạo và thực tế. Thông điệp này xuyên suốt mọi lĩnh vực kinh doanh từ điện tử, trò chơi, phim truyện, âm nhạc, di động.
Chỉ với 2 từ đơn giản, nhưng slogan của Sony mang thông điệp ý nghĩa lớn lao, làm thành động lực thúc đẩy hãng ra mắt những sản phẩm công nghệ có tính giải trí, sáng tạo cao.
Hướng dẫn cách tự tạo slogan cho thương hiệu của mình
Vậy làm sao để có thể tự design một chiếc slogan hay và đẹp cho doanh nghiệp của mình?
Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số mẹo nhỏ, là những gợi ý để có được những câu từ đạt hiệu quả cho chiến dịch marketing truyền thống cụ thể nào đó. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
Bột giặt Omo: “Ngại gì vết bẩn”
Slogan này của Omo đã quá quen thuộc với tuổi thơ người Việt. Từ cuối năm 2005, Omo đã có một bước chuyển mình mới với chiến lược marketing hướng về cộng đồng. Omo thực sự định vị dựa trên việc khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị này. Với mục tiêu để trẻ em thỏa sức chơi đùa không ngại vết bẩn nên câu khẩu hiệu này đã ra đời.