Tàu Chiến Mới Nhất Của Việt Nam
Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.
Một số hình ảnh về một số tàu chiến đấu mặt nước của Hải quân Việt Nam
Bộ đội Hải quân tiếp quản cảng Sài Gòn, tháng 5.1975
Trực thăng UH-1A của Trung đoàn không quân 917 hạ cánh trên tàu đổ bộ LST (chiến lợi phẩm) của Hải quân nhân dân Việt Nam, tháng 5.1977
Tàu HQ-01 của Hải quân nhân dân Việt Nam trực chiến đấu tại cảng Kompong Som (Campuchia) trong chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia
Biên đội tàu chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam cơ động đánh địch trên vùng biển Tây Nam, năm 1979
Tàu HQ-03 của Hạm đội 171 (nay là Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) vào vị trí công kích, tiêu diệt tàn quân Pol Pot ở cảng Kompong Son (Campuchia), ngày 10.1.1979
Tàu của Hải đội 812, Lữ đoàn 171 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở khu vực biển đảo Nam Yết (Trường Sa) năm 1995
Tàu đổ bộ của Hải quân nhân dân Việt Nam vận chuyển xe tăng, thiết giáp trong chiến dịch Tây Nam, 1978
Biên đội tàu HQ-13, HQ-501 của Hạm đội 171 (nay là lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) tham gia diễn tập hiệp đồng hải quân - không quân chiến đấu bảo vệ Trường Sa, diễn ra lần đầu tiên vào tháng 4.1976
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya trong đội hình chiến đấu
Sử dụng pháo phòng không trên tàu hộ vệ săn ngầm
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya phóng ngư lôi diệt ngầm
Huấn luyện thả bom chìm trên biển
Vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ chống ngầm lớp Petya
Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Vùng 2 Hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên khu vực DK1
Tàu hộ vệ chống ngầm 13 phóng rocket RBU-6000 chống tàu ngầm
Biên đội tàu hộ vệ chống ngầm tuần tiễu trên thềm lục địa phía nam
Tàu 17 trực bảo vệ căn cứ quân sự Cam Ranh, Khánh Hòa
Mai Thanh Hải – Vũ Hưởng – Duy Khánh – Xuân Cường (thực hiện)
Với tinh thần dao động mạnh, tướng Trưởng trở lại Đà Nẵng buổi chiều ngày 19/3 để thấy tình thế ở đó ngày càng thêm tồi tệ. Pháo binh tầm xa của QGP đã bắn vào bản doanh tiền phương của Quân Đoàn I ở gần Huế.
Buổi sáng ngày 20/3/1975, tướng Trưởng đáp máy bay tới bản doanh TQLC ở phía nam phòng tuyến Mỹ Chánh. Tại đây, ông ta nói với các cấp chỉ huy của Quân Đoàn I rằng Thiệu ra lệnh phải giữ Huế. Các sĩ quan tỏ vẻ vui mừng vì rốt cuộc, ít ra thì họ cũng nhận được một mệnh lệnh dứt khoát và cương quyết và họ đã sẵn sàng chiến đấu trong thế chuẩn bị hiện tại.
Đến 1h30 hôm ấy, người dân được nghe lời tuyên bố thâu băng của Thiệu qua đài phát thanh Huế rằng Huế sẽ được bảo vệ “bằng mọi giá”.
Nhưng đến buổi chiều cùng ngày, khi trở lại bản doanh quân đoàn, tướng Trưởng vô cùng ngạc nhiên nhận được lệnh không giữ Huế nữa. Một mật điện từ Sài Gòn gửi tới nói cho tướng Trưởng biết rằng Bộ Tổng Tham Mưu chỉ có phương tiện để yểm trợ một vùng cố thủ tại Vùng I, có nghĩa là tướng Trưởng phải lựa chọn để giữ lấy một vùng.
Tướng Trưởng suy diễn là Thiệu muốn phải rút về Đà Nẵng, vì Thiệu vẫn coi Đà Nẵng là thành phố quan trọng nhất ở miền Trung. Quả thật là lời lẽ trong mật điện rất mập mờ, như là thói quen của Thiệu từ lâu nay vẫn mập mờ. Thế là lại một lần nữa, tướng Trưởng tin rằng lệnh đã ra là phải rút về Đà Nẵng và quân lực VNCH không cần phải “tử thủ” để giữ Huế.
Biển người tập trung bên bờ biển
Cùng ngày 20/3/1974, ngày mà mật điện của Thiệu càng làm cho tướng Trưởng thêm bối rối thì QGP lại có quyết định mới. Bộ Tư lệnh tối cao của Hà Nội chỉ thị cho Mặt trận B4 và Quân đoàn 2 xuất toàn lực để cắt quốc lộ 1 và cô lập thành phố Huế.
Chỉ thị này được đưa ra sau khi một điệp viên nằm vùng trong dinh của Thiệu đã báo cáo về Hà Nội quyết định bỏ đất ở miền Trung của Thiệu. Từ bản báo cáo ấy, QGP hiểu rằng phải tiến quân thật mau trước khi chủ lực của Quân đoàn I VNCH có thể rút về cố thủ tại một số cứ điểm hoặc được rút về Sài Gòn.
Thi hành chỉ thị mới từ Hà Nội, QGP tung sư đoàn 324B và sư đoàn 325C đánh vào các vị trí của sư đoàn 1 Bộ Binh và của Liên đoàn 15 BĐQ ở phía nam Huế. Các đơn vị VNCH chống cự và giữ vững vị trí cho đến buổi sáng ngày 22/3/1975.
Nhưng đến 2h chiều ngày hôm ấy, các đơn vị còn lại của Liên đoàn 15 BĐQ chịu áp lực quá nặng nên phải rút khỏi các vị trí gần Phú Lộc và rút về phía bắc qua đằng sau các vị trí của sư đoàn 1. Phía sườn trái của sư đoàn 1 cố gắng lập một phòng tuyến mới dọc sông Truồi ở phía nam Huế chừng hai chục cây số nhưng không lập được. Trận đánh này của QGP đã cắt đứt nhiều quãng của Quốc lộ 1.
Đến ngày 23/3/1975 thì Huế đã bị cô lập và chỉ còn liên lạc được với bên ngoài bằng đường biển. Đại bác QGP đã bắn vào Huế và các đơn vị còn lại của BĐQ cùng với sư đoàn 1 vừa chống cự vừa rút dần về phía Huế. Ở phía bắc Huế, BĐQ giữ tuyến sông Mỹ Chánh đã bị chọc thủng nhưng lữ đoàn TQLC 3.000 người lại lập được một phòng tuyến ở bên ngoài Huế chừng 8 cây số dọc con sông Bồ.
Đêm hôm ấy, bản doanh Quân Đoàn I VNCH thông báo cho cố vấn trưởng của Mỹ tại Vùng I và tổng lãnh sự Mỹ Al Francis rằng QGP đã lại đánh bọc sườn sư đoàn 1 và rằng quân lực VNCH không chặn được đối phương nữa. Mấy người Mỹ còn lại tại Huế được trực thăng chở tới Đà Nẵng. Đại họa cho Quân Đoàn I VNCH diễn ra từ phút này.
Lúc 6h sáng ngày 24/3/1975, tin rằng mình thi hành đúng lệnh bỏ Huế và cứu lấy tối đa sinh mạng các binh sĩ Vùng I, tướng Trưởng ra lệnh rút mọi đơn vị chiến đấu ra khỏi thành Huế. TQLC và các đơn vị ở phía tây và phía bắc Huế sẽ rút ra bờ biển, về phía cửa Thuận An, để chờ được tàu chở đi. Sư đoàn 1 sẽ yểm trợ cuộc rút lui của họ và sư đoàn 1 cũng sẽ rút về phía bờ biển.
Cù lao Vĩnh Lộc trải dài ra ba chục cây số về phía Đà Nẵng, nếu dùng phà hoặc tàu nhỏ để tới đó thì có thể tạm tránh được áp lực của QGP để sau đó, lại có thể dùng quốc lộ 1 tiến về Đà Nẵng. Có một trở ngại lớn là từ cù lao Vĩnh Lộc vào đất liền, phải qua một vũng khá lớn và cần có công binh và hải quân trợ giúp.
Các đơn vị TQLC tiến về cửa Thuận An trong trật tự vào ngày 25/3, tuy rằng dọc đường, họ phải mất khá nhiều thời gian để dồn thường dân đi khỏi vùng đất ở bờ biển. Vì tại đó, binh sĩ và chiến cụ sẽ tập trung để lên tàu.
Nhưng đến khi sư đoàn 1 bắt đầu rút theo sau TQLC thì câu nói tiên tri đen tối của chuẩn tướng Điềm “ai lo cho người nấy” đã thành sự thật. Hàng chục ngàn người, binh sĩ và thường dân, trộn lẫn vào nhau và hối hả đi về phía bờ biển.
Thế là sư đoàn 1 bị kẹt cứng trong cái biển người ấy. Một phần bị ảnh hưởng vì lời tiên tri của tướng Điềm, một phần nữa vì quá lo cho thân nhân nên một số binh sĩ bắt đầu bỏ đơn vị để đi tìm gia đình của họ. Ở sau lưng họ, QGP đã tới cửa Đông thành Huế và bắt đầu kéo cờ lên.
Đến buổi trưa thì có nhiều binh sĩ và thường dân đã dồn tới vùng biển. Đám đông tập trung ở vùng biển nháo nhào chen lấn la hét gây kinh hoàng cho những người đang chờ được tàu chở đi.
Nhóm lính vô kỷ luật lấy đi cơ hội cứu hàng ngàn binh sĩ
Sĩ quan hải quân VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết rằng chỉ mới nhận được lệnh từ đêm hôm trước và không có một kế hoạch nào để chở 50.000 người đang chờ trên bờ biển về Đà Nẵng, nhưng ông ta cương quyết sẽ nỗ lực tối đa để cứu những người đang đặt hi vọng vào những chiếc tàu của hải quân VNCH.
Nước thủy triều, sự vô kỷ luật và nóng nảy của một số người (binh sĩ cũng như thường dân), cộng thêm đạn đại bác, đã làm cho công cuộc cấp cứu rất khó khăn và chỉ đạt được kết quả nghèo nàn. Ví dụ một toán binh sĩ vô kỷ luật đã gí súng vào đầu viên sĩ quan hải quân và bắt ông ta phải chở họ đi ngay đến Đà Nẵng.
Vài chục tên lính vô kỷ luật ấy đã lấy đi mất cơ hội cứu hàng ngàn binh sĩ khác. Kết quả là có nhiều người đã cố lội xuống nước để băng sang bên kia vũng biển nhưng họ đã bị nước cuốn trôi. Có rất nhiều người tử nạn vì bị nước cuốn.
Một số ít người sống sót về được tới Đà Nẵng đã buồn bã kể lại câu chuyện chính họ chứng kiến. Năm viên tiểu đoàn trưởng của quân lực VNCH đã cùng nhau tách ra khỏi đám đông lẫn lộn vào những phút chót của sự chờ đợi được tàu hải quân chở đi. Năm viên sĩ quan ấy đều nói lời từ biệt với đám đông, rồi tiến về phía trước và tự sát bằng súng lục của mình.
Cái chết của 5 sĩ quan này nói lên được một phần cái thảm trạng của quân lực VNCH dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Thiệu: Mệnh lệnh ban ra chưa kịp thi hành thì đã thay đổi, rồi lệnh này lại trái ngược hẳn với lệnh kia, đang ở vị trí mạnh thì bị buộc phải rút bỏ, do đó binh sĩ bối rối và chung cuộc, thiếu cấp chỉ huy ở bên họ thì chắc chắn phải tan rã trong hỗn loạn và tủi nhục.
Vốn được coi là linh hồn của Quân Đoàn I để bảo vệ cố đô Huế, sư đoàn 1 đã chịu một cái chết rất bi thảm. Binh sĩ của sư đoàn ấy đều hầu hết có gia đình tại gần đơn vị. Một trong các lý do khiến cho họ chiến đấu gan dạ là họ biết họ đang bảo vệ thân nhân của họ.
Ngược lại, nếu họ biết rằng quê quán và thân nhân họ bị bỏ rơi thì khó giữ vững được tinh thần chiến đấu. Chuyện ấy đã xảy ra khi Nguyễn Văn Thiệu ban ra thứ mệnh lệnh mù quáng và điên khùng, khi thì đòi giữ Huế, khi thì đòi bỏ Huế.
Bị giằng co giữa ý muốn bảo toàn chủ lực cho Quân Đoàn I và ý muốn tuân theo lệnh của Thiệu, nên sư đoàn 1 bị tê liệt (lúc ấy, hẳn tướng Trưởng đã biết rõ sự dốt nát và ngu xuẩn của Thiệu rồi mà đành phải chịu bó tay!). Làm thế nào duy trì được kỷ luật khi đa số binh sĩ được phản lệnh phải trở lại Huế, trong khi gia đình họ đang chạy về phía Đà Nẵng?
Thêm một mệnh lệnh khác thưởng của Thiệu
Mặc dầu có khá nhiều binh sĩ của sư đoàn 1 bỏ đơn vị để đi tìm thân nhân nhưng vẫn còn nhiều đơn vị của sư đoàn 1 cố gắng đến phút chót để giữ được sự phối hợp và tinh thần kỷ luật. Nhà báo Úc Denis Warner đã viết lời truy điệu cái chết của sư đoàn 1 trong một cuốn sách:
“… Trung đoàn 3 của sư đoàn 1 tan rã tại phía tây quốc lộ 1 và chạy về phía biển. BĐQ và quân tự vệ lấn nhau leo lên hai chiếc tàu đổ bộ nhỏ để chạy nhưng họ bị TQLC (cũng của VNCH) tấn công bằng vũ khí tự động và lựu đạn. Hai chiếc tàu chìm ngoài khơi, làm chết trên một trăm người trên tàu”.
“Gần kề sự hỗn loạn tinh thần, ngày 25/03/1975, tướng Trưởng lại còn phải chứng kiến thảm cảnh những gì còn lại của sư đoàn 1 cố tìm cách thoát khỏi vòng vây của QGP mở ra ở phía nam Huế.
“Dầu sao thì sư đoàn ấy cũng đã đưa được chiến xa, quân xa và pháo binh tới cồn cát nằm giữa biển và tỉnh Thừa Thiên. Đó là một hòn đảo nhỏ, xung quanh chỉ có nước. Bị pháo binh đối phương nã bắn không ngừng, sư đoàn này tới được mỏm cực nam của hòn đảo nhưng không thể tới được cực bắc vì gặp một vùng có nước.
Nhiều trực thăng bay tới chở dụng cụ làm cầu nhưng hỏa lực mạnh của đối phương khiến cho công binh phải bỏ cuộc. Cây cầu bị bỏ dở. Thế là trên cồn cát đó, sư đoàn được coi là đáng kính nể nhất của Nam Việt Nam đã mệnh chung”.
Thảm kịch của Quân Đoàn 1 và Vùng I chỉ mới bắt đầu. Khi mở cuộc tấn công ở phía bắc Đà Nẵng, QGP cũng mở một mặt trận khác ở phía nam, khi tung ra một trung đoàn có chiến xa tăng cường để tiến chiếm Tam Kỳ, cắt quốc lộ 1 ở nửa đường đi Chu Lai, là nơi đang có bản doanh của sư đoàn 2 Bộ Binh VNCH.
Lúc tướng Trưởng đang cố gắng lập kế hoạch phòng thủ mới cho Vùng I với những gì còn lại trong tay thì một phái đoàn sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu lại tới, mang cho ông ta một tin rất buồn: Thiệu ra lệnh phải cho sư đoàn TQLC trở về Sài Gòn ngay để tham dự việc phòng thủ Quân khu III.
Tướng Trưởng không tin là đã nghe thấy cái lệnh kỳ lạ này. Ông ta nói không thể được, vì không có sư đoàn TQLC thì làm sao bảo vệ được Đà Nẵng? Phái đoàn Bộ Tổng Tham Mưu nói rằng không thể trái lệnh của Thiệu và họ đề nghị nên dùng sư đoàn 2 thay thế sư đoàn TQLC bảo vệ Đà Nẵng. Tướng Trưởng đành phải nghe theo. Ông ta xin các tàu đổ bộ từ Sài Gòn tới để di chuyển sư đoàn 2.
Ở đây, lại thêm một lần nữa, vì kế hoạch thiết lập vội vàng nên đã đưa tới nhiều thiệt hại nặng nề cho quân lực VNCH. Để theo đúng thời biểu rút quân đã định, các đơn vị Địa Phương Quân và sư đoàn 2 phải rút vội vã trên những lộ trình không được bảo vệ, do đó, họ bị phục kích liên tiếp bởi sư đoàn 2 của QGP trước khi tới được điểm tập trung để lên tàu.
Trong đêm 25/3/1975, chừng 7.000 binh sĩ (khoảng 2/3 của sư đoàn 2) và 3.000 thường dân được chở ra khỏi Đà Nẵng để tới Cù Lao Ré, cách Đà Nẵng chừng 50 cây số. Sư đoàn 2 này đã mất rất nhiều chiến cụ và đồ trang bị, cho nên cần phải có thêm khá nhiều thời gian tái trang bị trước khi có thể trở lại chiến đấu cho mặt trận Đà Nẵng.
Những đặc điểm của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc
Kể từ khi Tổng thống D. Trump lên cầm quyền (năm 2017), nước Mỹ đã phát động chiến dịch cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến, coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” số 1 và thực thi những chính sách cứng rắn đối với nước này. Trong 4 năm qua, Mỹ lần lượt phát động chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh dư luận đối với Trung Quốc. Chuỗi hành động của chính quyền Tổng thống D. Trump nhằm gây sức ép, ngăn chặn Trung Quốc, đưa mối quan hệ giữa hai nước chuyển sang giai đoạn mới - cạnh tranh chiến lược toàn diện, đối đầu khốc liệt hơn. Phân tích giai đoạn cạnh tranh chiến lược mới giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, có thể thấy một số đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, Mỹ “tỉnh ngộ” trong nhận thức về mối đe dọa toàn cầu từ Trung Quốc - chủ động đẩy cạnh tranh lên hình thái mới đối đầu toàn diện.
Trong hơn 40 năm qua kể từ khi Mỹ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1979), “chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc chủ yếu dựa trên quan điểm, sự kết nối sâu sắc hơn sẽ thúc đẩy mở cửa kinh tế và chính trị cơ bản ở Trung Quốc và dẫn đến sự nổi lên của quốc gia này với tư cách là một chủ thể toàn cầu có tính xây dựng và có trách nhiệm, với một xã hội cởi mở hơn”(2). Do đó, nhiều đời Tổng thống Mỹ trước đây đều thực thi chính sách can dự tích cực với Trung Quốc, nghĩa là có hợp tác, có kiềm chế; đồng thời, lôi kéo Trung Quốc tham gia vào hệ thống quốc tế hiện hành, theo luật chơi do Mỹ sắp đặt. Từ chính quyền của Tổng thống G. Bush “cha”, Tổng thống Bill Clinton, Tổng thống G. Bush “con” và Tổng thống Barak Obama, đều hy vọng thông qua can dự để đưa Trung Quốc tiến vào quỹ đạo quốc tế, trở thành một nước lớn có trách nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, “Trung Quốc đã lựa chọn cách lợi dụng trật tự dựa trên các quy tắc mở và tự do để cố gắng định hình lại hệ thống quốc tế theo hướng có lợi cho mình... Việc Trung Quốc mở rộng sử dụng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự nhằm buộc các quốc gia dân tộc phải chấp thuận theo ý họ làm tổn hại đến lợi ích sống còn của Mỹ”(3). Như vậy là, Trung Quốc không những không tuân thủ trật tự, mà còn muốn thay đổi trật tự quốc tế, thậm chí tìm cách phá vỡ trật tự quốc tế hiện hành, đe dọa đến lợi ích sống còn của Mỹ.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc bắt đầu kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2012). Trung Quốc tin rằng sức mạnh của mình đã tăng lên mạnh mẽ, ngoại giao có thể chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “hành động nước lớn”, bắt đầu thực hiện ý đồ sửa đổi các quy tắc quốc tế và trật tự quốc tế tồn tại sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chủ tịch Tập Cận Bình - người được coi là có tư duy “đại nhảy vọt” - từ muốn “thay đổi quy tắc quốc tế” phát triển lên “dẫn dắt tiền đồ vận mệnh của cộng đồng nhân loại”. Tại Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2017), Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố với thế giới rằng, Trung Quốc đã bước vào “thời đại mới” gần đến trung tâm của vũ đài quốc tế và tiến tới trở thành “cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại” với một lực lượng quân đội hiện đại hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ XXI.
Có thể thấy, Trung Quốc đã sớm bộc lộ tham vọng và ý đồ chiến lược. Tuyên bố đó như một lời thách đấu đối với địa vị lãnh đạo thế giới của siêu cường Mỹ, buộc giới chức Mỹ phải đánh giá lại về mối đe dọa toàn cầu từ Trung Quốc, dẫn tới việc đẩy cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc lên hình thái mới đối đầu toàn diện.
Cùng trong chuỗi điều chỉnh của Mỹ, ngày 20-5-2020, Tổng thống D. Trump đã ký ban hành “Cách tiếp cận chiến lược của Mỹ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (United States Strategic Approach to The People’s Republic of China). Văn bản này được coi là chiến lược mới của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong đó, Mỹ thừa nhận chính sách tiếp xúc với Trung Quốc hơn 40 năm qua là thất bại; đồng thời, Mỹ quyết định điều chỉnh chính sách theo hướng tiếp cận cạnh tranh công khai, quyết liệt, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhằm ngăn chặn Trung Quốc và bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ. Chiến lược mới của Mỹ đối với Trung Quốc là sự nâng cấp, định hình rõ hơn về quan hệ Mỹ - Trung Quốc so với “Chiến lược an ninh quốc gia” (năm 2017), rằng “Trung Quốc là nước hiện đặt ra rất nhiều thách thức đối với các lợi ích quốc gia của Mỹ”(4). Đặc biệt hơn, cả hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở Mỹ đều có sự đồng thuận trong việc áp dụng các biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc. Như Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện (thuộc Đảng Dân chủ) là người luôn chỉ trích Tổng thống D. Trump, thế nhưng chưa bao giờ chỉ trích ông trong vấn đề Trung Quốc. Sự đồng thuận trong việc nhận diện và đối phó với Trung Quốc không chỉ có trong nội bộ nước Mỹ, mà còn phổ biến trong các nước đồng minh của Mỹ, đây chính là cơ sở tập hợp lực lượng mới cho Mỹ hình thành một mặt trận kiềm chế Trung Quốc.
Thứ hai, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc làm bộc lộ những mâu thuẫn mang tính cấu trúc cần điều chỉnh.
Mâu thuẫn về định hướng phát triển: Quan sát những thay đổi trong chính sách của Mỹ, giới phân tích cho rằng, sau Chiến tranh lạnh, Trung Quốc và Mỹ đi theo hai con đường phát triển khác nhau. Trung Quốc nhận định thế giới đã chuyển sang “thời đại là hòa bình và phát triển”, nên chủ động và kiên trì chính sách cải cách, mở cửa, tập trung phát triển kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (năm 2010), xây dựng mạng lưới đối tác toàn cầu, bắt đầu tham gia và có ảnh hưởng nhiều hơn đến các công việc quốc tế. Trong khi đó, Mỹ lại theo đuổi xây dựng trật tự đơn cực, ra sức áp đặt nước khác theo ý muốn và mô hình của mình, phát động nhiều cuộc chiến tranh, khiến cho sức mạnh của Mỹ bị hao tổn. Do đó, sự vận động ngược chiều của hai nước trong cùng một hệ thống quốc tế đã đưa lại thay đổi lớn về tương quan lực lượng giữa Mỹ với Trung Quốc, điều này tất yếu sẽ dẫn đến điều chỉnh quyền lực quốc tế.
Mâu thuẫn về mô hình phát triển kinh tế: Theo các chuyên gia, bao trùm cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc là cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa mô hình kinh tế thị trường tự do của Mỹ với mô hình kinh tế do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc. Sự khác biệt sâu sắc giữa hai mô hình kinh tế Mỹ và Trung Quốc đã dẫn đến những xung đột khó kiểm soát, đặc biệt trong một số lĩnh vực chiến lược cũng như khó tìm ra giải pháp. Ví dụ: cạnh tranh giữa Chương trình “Made in China 2025” và Chương trình “Made in America”, thực chất đây là cuộc tranh giành thị trường hàng hóa công nghệ cao trong điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Với chương trình “Made in China 2025”, Trung Quốc hướng tới mục tiêu trở thành “cường quốc chế tạo” vào năm 2025 và đến năm 2035 sẽ vượt qua các cường quốc công nghiệp hàng đầu, chiếm lĩnh vị thế áp đảo trên thị trường công nghệ cao của thế giới. Đến thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (năm 2049), Trung Quốc sẽ giành vị thế thống trị trên thị trường sản phẩm công nghệ cao toàn cầu. Phía Mỹ cho rằng, nguy cơ từ Chương trình “Made in China 2025” không chỉ đến từ tham vọng của Trung Quốc trong việc kiểm soát thị trường công nghệ cao của thế giới, mà còn từ việc Trung Quốc sử dụng các chiêu thức để đạt được mục tiêu đó. Để giải quyết mâu thuẫn này, Tổng thống D. Trump triển khai Chương trình “Made in America” nhằm khẳng định vị thế cường quốc kinh tế số 1 của mình. Đồng thời, Mỹ đề ra nhiều biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh tế phi thị trường, thậm chí được cho là “phi pháp” của Trung Quốc, như ngăn chặn hoạt động tình báo công nghiệp của Trung Quốc; kiểm soát chặt các hợp đồng của Chính phủ Mỹ ký với ZTE và Huawei - hai tập đoàn sản xuất và kinh doanh công nghệ cao hàng đầu của Trung Quốc; tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ(5),...
Tuy nhiên, theo giới phân tích, cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động thực tế chỉ có những tác động hạn chế đến nền kinh tế Trung Quốc. Tiềm lực giữa Mỹ và Trung Quốc hiện không có nhiều cách biệt, nhất là xét ở phương diện kinh tế. Các vấn đề bất cập trong kinh tế của Trung Quốc hiện nay chủ yếu là do mâu thuẫn giữa cung - cầu trong nước, bong bóng tài chính và chu kỳ kinh tế thiếu ổn định. Những khó khăn bên ngoài gần đây đối với nền kinh tế của quốc gia này chủ yếu là do hậu quả của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, dẫn đến sụt giảm nhu cầu của thị trường toàn cầu. Do vậy, các chuyên gia nhận định, trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, ai thắng ai thua phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế dài hạn, chứ không phụ thuộc vào một số yếu tố bề nổi ngắn hạn; tăng trưởng lâu dài không chỉ là lợi ích quốc gia, bảo đảm đời sống của nhân dân mà còn phản ánh sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó. Trong bối cảnh hiện nay, nếu hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc không hợp tác mà thay vào đó tiếp tục công kích vào điểm yếu của nhau, thì sự đổ vỡ sẽ là khó tránh, điều đó sẽ kéo theo hậu quả vô cùng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Mâu thuẫn về hình thái ý thức hệ: Đứng từ góc độ của Mỹ, sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ là thách thức về lợi ích và vị thế quốc tế đối với Mỹ, mà còn là sự đe dọa đối với ổn định chế độ cùng các giá trị do Mỹ tạo dựng. Còn từ góc độ của Trung Quốc, nước này cho rằng Mỹ chưa từng từ bỏ âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Rõ ràng nhất là trong những phát ngôn của chính quyền Mỹ gần đây càng thể hiện rõ âm mưu chia rẽ Đảng Cộng sản với nhân dân Trung Quốc, đồng thời thách thức tính hợp pháp của Đảng Cộng sản và chế độ chính trị của nước này.
Mâu thuẫn về vai trò đi đầu lãnh đạo thế giới: Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ là sự cạnh tranh giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay không chỉ cạnh tranh về ngôi vị, thứ bậc mà còn ở hệ giá trị và mô hình dẫn dắt thế giới phát triển. Mâu thuẫn này đặt ra một vấn đề lớn trong cạnh tranh là sự cần thiết hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, dẫn dắt và điều phối các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu của hai cường quốc này. Một khuôn khổ chiến lược thông minh cho các mối quan hệ quốc tế đòi hỏi sự tính toán cân nhắc và phân tích nghiêm túc. Vai trò dẫn dắt thế giới hiện nay được thể hiện thông qua việc quốc gia đó có xây dựng được những chiến lược có thể giải quyết không chỉ thách thức hiện tại mà cả trong tương lai, bởi đây không phải là thách thức cuối cùng mà thế giới phải đối mặt.
Như vậy trong hơn 40 năm qua, khi xử lý những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, Mỹ và Trung Quốc đều tuân theo một nguyên tắc là cố gắng kiềm chế để vấn đề không bị lan rộng, leo thang. Nhưng sau khi Mỹ định vị Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, mọi mâu thuẫn giữa hai nước đều bị chính trị hóa, chiến lược hóa, bùng phát gay gắt khiến ý tưởng xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới “hợp tác cùng thắng” với Mỹ của Trung Quốc khó thành hiện thực.
Thứ ba, trong cạnh tranh xuất hiện hình thái đối đầu, phân tách nguy hiểm.
Hiện nay, hình thái cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc lại đang diễn biến theo hướng đối đầu, phân tách. Giới phân tích cho rằng, những tính toán chính trị, suy thoái kinh tế, lòng tin bị phá vỡ và sự phản kháng mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng là những chất xúc tác khiến chính phủ hai nước không ban hành được những quyết định chính sách sáng suốt. Thực tế cho thấy, phân tách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã diễn ra không chỉ trên lĩnh vực thương mại, mà còn lan rộng sang các lĩnh vực tài chính, công nghệ, theo đó, ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp lớn, từ sản xuất đến hàng tiêu dùng. Thế giới đang bị đẩy vào một tình trạng bất ổn. Mức độ liên kết kinh tế sâu sắc được tạo dựng trong nhiều thập niên qua giữa Mỹ và Trung Quốc không còn được duy trì. Trong khi sự phân tách hoàn toàn giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không mong muốn và khó có thể xảy ra, nhưng phân tách từng phần là điều khó tránh khỏi và trên thực tế đang diễn ra. Thách thức nằm ở chỗ làm sao có thể kiểm soát thành công sự phân tách từng phần này để bảo đảm giảm thiểu xáo trộn trong khi vẫn cho phép duy trì mức độ nhất định mối liên kết kinh tế và chiến lược ổn định giữa hai nước.
Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc còn ảnh hưởng đến lĩnh vực ngoại giao - mặt trận mà lẽ ra phải là nơi kết nối đưa ra giải pháp cho những bất đồng, xung đột trước đó. Ngày 23-7-2020, Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Thành Đô, Tây Nam Trung Quốc để trả đũa việc Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston, bang Texas (Mỹ) với cáo buộc nơi này liên quan tới hoạt động gián điệp kinh tế và công nghệ. Giới quan sát cho rằng, đây chính là “giọt nước tràn ly” làm tăng thêm tính đối đầu và đẩy hai cường quốc này vào hình thái “Chiến tranh lạnh kiểu mới”; đồng thời, phản ánh sự tin cậy chiến lược lẫn nhau của hai bên bị tổn hại nghiêm trọng. Hợp tác, đối thoại giữa hai nước giảm, động lực hợp tác yếu, trong khi lĩnh vực cạnh tranh được mở rộng, cường độ ngày càng khốc liệt.
Thứ tư, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đang rơi vào tình trạng “Chiến tranh lạnh kiểu mới”.
Nhìn tổng thể, mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống D. Trump cho thấy, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đã sang một hình thái “Chiến tranh lạnh kiểu mới”. Những điểm giống với Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 trước kia giữa Mỹ và Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1990: Một là, cạnh tranh ngôi vị đứng đầu thế giới. Hai là, cạnh tranh không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn lan rộng sang tất cả các lĩnh vực từ quân sự đến chính trị, an ninh, hệ giá trị và cả ý thức hệ. Ba là, cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Bốn là, cả hai bên đều kiềm chế để không xảy ra “chiến tranh nóng”, đối đầu trực tiếp. Nhưng cũng có rất nhiều nội dung khác so với Chiến tranh lạnh Xô - Mỹ trước đây: Thứ nhất, không giống như trước đây, Chiến tranh lạnh phải tìm lời giải cho câu hỏi “ai thắng ai”, thì hiện nay, câu hỏi “ai hơn ai” được đặt ra cho chiến tranh lạnh Mỹ - Trung Quốc bởi bên này bây giờ không thể thắng bên kia nhưng lại có thể chứng tỏ hơn bên kia. Thứ hai, yếu tố ý thức hệ trong cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có sự khác biệt so với thời kỳ Chiến tranh lạnh “kiểu cũ”, không xung khắc hoàn toàn mà dựa trên bản chất vì lợi ích quốc gia và đặt cả thế giới bên ngoài dưới lợi ích quốc gia ấy. Thứ ba, mỗi bên đều không muốn cuộc chiến kéo dài, địa bàn cạnh tranh và đối đầu không còn giới hạn trên không, trên biển hay mặt đất như Chiến tranh lạnh “kiểu cũ”, mà mở rộng ra cả không gian thực lẫn không gian ảo, vẫn muốn hợp tác và càng không thể làm cho quan hệ hai nước đi đến đổ vỡ. Hơn nữa, cả hai bên đều chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài, đều không thể lảng tránh vai trò của cường quốc hàng đầu thế giới. Do đó, kết cục cuộc chiến sẽ không phải là sự triệt tiêu, loại bỏ nhau, mà sẽ là một sự thỏa hiệp phản ánh lợi ích của mỗi bên mà cả hai đều có thể chấp nhận.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc đang là trục chính chi phối bàn cờ chính trị quốc tế, cặp quan hệ này luôn vận động, biến đổi và không dễ đoán định. Mặc dù sự đối đầu Mỹ - Trung Quốc là thực tế không thể tránh khỏi và rõ ràng sẽ không sớm chấm dứt, nhưng một điều không thể phủ nhận là cả hai nước đều không muốn rơi vào những cuộc xung đột không cần thiết, cũng như tạo điều kiện tốt nhất có thể để hợp tác trong những vấn đề mà hai bên có lợi ích đan xen, chẳng hạn như vấn đề biến đổi khí hậu, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Chỉ một bên thì sẽ không thể loại bỏ mọi rủi ro xung đột, do đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều phải hiểu rõ về những “lằn ranh đỏ” của mình cũng như của đối phương để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Chính khả năng hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc mới là phép thử thực sự của năng lực quản trị, chia sẻ trách nhiệm, dẫn dắt và điều phối các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu khi có khủng hoảng; đồng thời, quyết định vai trò dẫn đầu lãnh đạo thế giới trong cuộc đua.
Suy ngẫm về đối sách của Việt Nam
Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc với những đặc điểm mới được phân tích ở phần trên, đang và sẽ tiếp tục làm biến đổi các mối quan hệ quốc tế, khu vực. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu kỹ, đánh giá đúng bản chất của vấn đề, đưa ra những dự báo chính xác về xu hướng vận động cùng những tác động của nó để chủ động tìm đối sách phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, củng cố và tăng cường tốt nhất các lợi ích cho mình ở khu vực và thế giới.
Thứ nhất, cần theo dõi sát diễn biến cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc, tổ chức nghiên cứu ở các cấp độ để có được những đánh giá sát, đúng bản chất của vấn đề cũng như những ảnh hưởng đối với thế giới, khu vực và Việt Nam. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc dù gay gắt, đối đầu toàn diện như hiện nay thì vẫn đang ở giai đoạn đầu, còn nhiều biến động khó đoán định, do vậy rất cần sự thận trọng trong lựa chọn những nội dung, hình thức, mức độ hưởng ứng khi tham gia các đề xướng của Mỹ hay Trung Quốc. Mọi sự lựa chọn tham gia đều phải trên cơ sở bảo đảm lợi ích của Việt Nam, với tinh thần chủ động, tránh để rơi vào thế bị động.
Thứ hai, tình trạng đối đầu trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc còn kéo dài trên tất cả các địa bàn và lĩnh vực quan hệ, vì vậy, Việt Nam cần chủ động xây dựng các phương án ứng phó lâu dài, không để rơi vào tình thế bất lợi về chiến lược hoặc buộc phải “chọn bên”.
Thứ ba, trước bối cảnh mới của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc, Việt Nam cần điều chỉnh chiến lược trong quan hệ với mỗi nước cho phù hợp với tình hình. Trong mỗi điều chỉnh, cần tối đa hóa lợi ích của Việt Nam, tận dụng được các cơ hội, hạn chế, hóa giải được các thách thức từ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc.
Tóm lại, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn tiếp tục leo thang trong thời gian tới, song khó có khả năng xảy ra đối đầu quân sự, bởi nếu điều đó xảy ra thì không chỉ khu vực, thế giới mà chính bản thân hai nước sẽ phải hứng chịu những hậu quả khôn lường. Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức mới cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, Mỹ và Trung Quốc càng cần thể hiện vai trò, trách nhiệm của nước lớn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vì thế, hai bên cần sớm tìm ra giải pháp để nhượng bộ lẫn nhau, xoa dịu căng thẳng, vượt qua những khác biệt, xây dựng niềm tin lẫn nhau, hợp tác có tính xây dựng để duy trì một trật tự quốc tế ổn định và hòa bình. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực và tự tin triển khai những bước đột phá, tạo vị thế trong quan hệ song phương với Mỹ và Trung Quốc; đồng thời, phát huy vai trò tại các thể chế đa phương quan trọng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên hợp quốc. Điều này giúp Việt Nam vừa tối ưu hóa vị trí chiến lược của mình, vừa củng cố vị thế vững vàng hơn, giảm thiểu các thách thức từ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc./.
---------------------------------
(1) Tuấn Anh: “Mỹ - Trung leo thang căng thẳng, chiến tranh lạnh 2.0 bùng nổ?”, https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/my-trung-leo-thang-cang-thang-chien-tranh-lanh-2-0-da-bat-dau-657923.html, 15-7-2020 (2), (3), (4) http://vn.us embassy.gov/wp-content/upload/sites/40 “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” U.S.-Strategic-Approach-to-The-Peoples-Republic-of-China-Report-5.20.20-VN, Website Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, tr. 1 (5) http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/canh-tranh-chien-luoc-my-trung-quoc-tac-dong-den-cac-nuoc-dong-nam-a/15670.html