Thư Viện Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội
- Lệ phí xét tuyển và thi tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI
✅ Tên tiếng Việt: Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
✅ Tên tiếng Anh: Hanoi Financial and Banking University
Trụ sở chính: (địa điểm của Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội): Xã Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2336/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND TP. Hà Nội. Nhà trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các trình độ Đại học, liên thông Đại học và sau Đại học; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kinh tế – tài chính; cung cấp các dịch vụ thuộc các lĩnh vực đào tạo và khoa học – công nghệ mà Trường có ưu thế.
Dự án xây dựng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh có quy mô 11 ha với Tổng mức đầu tư gần 1.140 tỷ đồng đang được Nhà trường khẩn trương triển khai thực hiện. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, giá trị đầu tư đã đạt được khoảng 300 tỷ đồng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng cho công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện nay đã được Nhà trường đầu tư tại 02 cơ sở: 136 Phạm Văn Đồng, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội và 31 Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là một trong ít những trường đại học ngoài công lập có cơ sở đào tạo riêng, đầu tư nghiêm túc cho cơ sở vật chất, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để tạo dựng một trường đại học đúng nghĩa. Đây cũng là một trong những thế mạnh của trường so với các trường đại học ngoài công lập khác trên địa bàn Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung.
Đội ngũ Cán bộ quản lý và Giảng viên cơ hữu của trường gồm gần 200 người. Với các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành; đội ngũ Giảng viên trẻ, tâm huyết với nghề, gần gũi với Sinh viên đã góp phần tạo ra một môi trường học tập trung thực nhưng rất dân chủ và thân thiện.
Chương trình đào tạo của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế xã hội và sản xuất, có sự tham gia của các GS, PGS, các chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực của các ngành đào tạo.
Chương trình đào tạo của 9 ngành mang tính liên thông cao trong toàn trường, trong từng khối ngành. Tính liên thông dọc và liên thông ngang của các chương trình đào tạo cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học hai chương trình đồng thời, học liên thông, đáp ứng yêu cầu mềm dẻo của quá trình đào tạo. Tính liên thông dọc của các CTĐT giúp cho người học có thể học liên thông trực tiếp từ trung cấp, cao đẳng lên đại học với hình thức tích lũy thêm các tín chỉ còn thiếu của CTĐT; tính liên thông ngang tạo điều kiện cho người học học liên thông từ một bằng đại học sang học một bằng đại học khác.
Mục tiêu xây dựng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội trở thành một trường Đại học định hướng ứng dụng ở cả 3 cấp độ Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý với mũi nhọn là các ngành: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Pháp luật kinh tế và Ngôn ngữ chuyên ngành với quy mô trung bình và uy tín cao; năng lực quản trị, chất lượng giáo dục, hạ tầng cơ sở vật chất đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất của Việt Nam
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội “Điểm tựa tri thức, Đột phá thành công”.
Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
In three days, 8th, 09th and 10th July, 2020 at hall A2 – National...
Lễ Khai giảng của Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội năm học 2022 - 2023
Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội đào tạo và cung cấp cho xã hội những Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh và Pháp luật kinh tế; đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghệ và hội nhập; cung cấp những thành tựu nghiên cứu có giá trị thực tiễn phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Định hướng đến 2050, trường sẽ trở thành một trong 10 trường đại học lớn nhất về quy mô và uy tín trong lĩnh vực đào tạo về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kế toán Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh và Pháp luật kinh tế.
Giá trị cốt lõi mà nhà trường luôn hướng tới: Phát triển học thuật mang tính dân chủ cao; Mở rộng cơ hội cho người học; Không tiêu cực học đường; Minh bạch, thượng tôn pháp luật và cam kết; Chuyên nghiệp, tinh gọn và hiệu quả; Năng động, sáng tạo và cẩn trọng.
Các sinh viên nhận bằng trong ngày tốt nghiệp.
Người học được trang bị các kiến thức cơ sở ngành đào tạo để có khả năng nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới, khả năng tự học suốt đời trong môi trường công tác sau khi ra trường; có kỹ năng thực hành chuyên sâu và chuyên nghiệp của chuyên ngành được đào tạo, đủ khả năng hành nghề, khả năng tạo việc làm và phát triển sự nghiệp.
Tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại: các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý Nhà nước về Tài chính Ngân hàng; Cục Thuế, Hải quan, Bảo hiểm, Công ty Tài chính; Công ty Kiểm toán, quỹ đầu tư; Doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu…
1/ HỆ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY: 1.000
+ Tài chính 170
Chất lượng cao 30
+ Ngân hàng 120
Chất lượng cao 30
+ Kế toán 230
Chất lượng cao 30
+ Quản trị kinh doanh 150
+ Kinh doanh thương mại 50
+ Công nghệ thông tin 50
+ Kiểm toán 50
+ Ngôn ngữ Anh 40
+ Luật kinh tế 50
2/ HỆ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC CHÍNH QUY: 100
+ Tài chính - Ngân hàng 50
+ Kế toán tài chính 50
3/ HỆ LIÊN KẾT VỚI ĐẠI HỌC BIRMINGHAM CITY: 200
Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh Quốc tế 50
Thạc sĩ ngành Quản trị và Tài chính 50
Cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế 50
Cử nhân ngành Tài chính Quốc tế 50
II/ Phương thức thi tuyển và xét tuyển:
- Hệ đào tạo Đại học chính quy Nhà trường xét tuyển theo kết quả thi THPT 80% tổng chỉ tiêu, xét kết quả học tập THPT (xét học bạ) 20% tổng chỉ tiêu.
- Hệ đào tạo Liên thông Đại học chính quy Nhà trường tổ chức hướng dẫn ôn tập và dự thi tại trường, tại Hà Nội.
- Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C04;
- Xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ 16,0 điểm trở lên;
- Xét tuyển từ kết quả học tập THPT (xét học bạ): thí sinh tốt nghiệp THPT. Tổng điểm trung bình của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 (6 học kỳ) từ 18,0 điểm trở lên, trong đó môn Toán không nhỏ hơn 6,0 điểm.
- Các tổ hợp xét tuyển: A01, D01;
- Chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên. Môn tiếng Anh được nhân hệ số 2.
- Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C04;
- Các ngành đào tạo chất lượng cao chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên.