Tiêu Chuẩn Tôm Đông Lạnh Xuất Khẩu
2. Cỡ sản phẩm tính bằng số thân tôm trong 1 cân Anh (1 pound = 453,6g)
Quy trình sản xuất tôm đông lạnh chi tiết từng bước
Dưới đây là thông tin chi tiết từng bước trong quy trình sản xuất tôm đông lạnh được áp dụng tại hầu hết các cơ sở sản xuất trên thị trường hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo:
Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất tôm đông lạnh phải đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước, tôm phải còn tươi sống, không bị tróc vỏ hay có mùi hôi. Chỉ những con tôm đạt tiêu chuẩn mới được lựa chọn để đưa vào các công đoạn sản xuất tiếp theo.
Tổng quan về ngành sản xuất, xuất khẩu tôm đông lạnh
Nước ta là một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản rất cao và tôm là một trong những loại thủy sản nằm trong top đầu, chiếm đến 40 – 50% tổng lượng kim ngạch. Mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam được xuất ra hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó nổi bật là 5 thị trường có số lượng xuất khẩu lớn nhất như: Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về sản lượng tôm xuất khẩu, tổng giá trị thu về lên đến gần 4 tỷ USD.
Tôm đông lạnh không chỉ phục vụ cho mục đích xuất khẩu, mà sản lượng tôm đông lạnh phục vụ cho thị trường trong nước cũng ở mức rất cao.
Phân loại và xử lý nguyên liệu lần 1
Tôm sau khi tuyển lựa xong sẽ được đưa đến công đoạn tiếp theo để phân loại và xử lý bước đầu.
Tôm được phân loại theo kích thước cho đồng đều, sau đó được rửa trong nước có chứa nồng độ từ 50 – 100ppm Chlorine ở nhiệt độ thấp hơn 7 độ C. Trong quá trình đưa tôm vào dung dịch nước Chlorine để làm sạch cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm cho tôm bị va đập mạnh gây ảnh hưởng đến chất lượng khi đông lạnh.
Tôm sau khi được rửa sạch sẽ đưa đi bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 0 – 5 độ C, thời gian bảo quản lạnh tôm không vượt quá 24 tiếng.
Thùng dùng để bảo quản lạnh tôm phải được xử lý, khử trùng kỹ càng trước khi sử dụng. Chỉ bảo quản tôm bằng đá và muối, không sử dụng thêm bất kỳ một loại nguyên phụ liệu nào khác. Bên ngoài thùng bảo quản nên ghi rõ ngày giờ để thuận tiện cho việc theo dõi, xử lý sau khi bảo quản lạnh.
Công đoạn tiếp theo, tôm sẽ được rửa lại lần thứ 2 để tiếp tục sơ chế. Nước dùng để rửa tôm vẫn giống lần đầu, chứa khoảng 10ppm Chlorine ở nhiệt độ dưới 7 độ C.
Sau khi được làm sạch với nước chứa Chlorine, tôm được đưa đến khu vực tiếp theo để xử lý phần đầu, đầu tôm sẽ được cắt bỏ hoàn toàn, phần ruột trên thân tôm cũng được rút sạch.
Trong quá trình làm đầu tôm, tôm cần được bảo quản trong đá lạnh dưới 4 độ C để giữ cho tôm luôn tươi.
Tôm đã được làm sạch sẽ đưa đi rửa lần thứ 3 để loại bỏ tạp chất và các vi sinh bám lên tôm trong quá trình xử lý đầu.
Nước rửa tôm vẫn sử dụng nước dưới 7 độ C và nồng độ Chlorine là 10ppm.
Công đoạn tiếp theo là sắp xếp tôm vào khuôn và cân để đảm bảo trọng lượng của tôm đúng với trọng lượng được yêu cầu.
Sau khi sắp xếp xong, tôm sẽ được cấp đông để giữ cho tôm luôn nguyên vẹn đồng thời cũng ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh có thể làm chất lượng tôm bị ảnh hưởng. Nhiệt độ cấp đông tôm khoảng -450 độ C.
Hộp đóng gói tôm đông lạnh sẽ được đưa qua máy dò tìm kim loại để đảm bảo trong hộp tôm đông lạnh thành phẩm không lẫn kim loại từ các công đoạn xử lý trước đó.
Đóng gói tôm để bảo quản và đưa đi tiêu thụ
Tôm sau khi được kiểm tra chất lượng hoàn tất sẽ được đưa đến bộ phận đóng gói để đóng gói vào bao bì bằng máy đóng gói tự động chuyên dụng. Sau đó, tôm đông lạnh được vận chuyển đến kho bảo quản ở mức nhiệt – 180 độ C hoặc được vận chuyển đi phân phối, tiêu thụ khắp thị trường. Phương tiện dùng để vận chuyển tôm đông lạnh đi tiêu thụ phải đảm bảo tiêu chuẩn nhiệt độ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của tôm.
Qua những thông tin chi tiết công ty Cơ Khí Anpha vừa chia sẻ đến bạn đọc về quy trình sản xuất tôm đông lạnh được ứng dụng trong các doanh nghiệp hiện nay. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có thêm được những thông tin có ích.