Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 9.689,61 km2. Dân số toàn tỉnh khoảng 540.500 người, trong đó DTTS chiếm hơn gần 55%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ gồm: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre (Hrê). Ngoài ra, còn có các dân tộc từ miền Bắc di cư vào như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Thổ, Sán Dìu,  Sán Chay, HMông, Dao, Lào, Giáy... từ miền Trung có các dân tộc như: Cơ Tu, Cor, Vân Kiều, Ra Glai ... Co Ho, Ê Đê, Tà Ôi ... từ miền Nam có 02 dân tộc là Hoa, Khơ Me.

Quốc lộ 1 có đi qua tỉnh Bắc Ninh không?

Quốc lộ 1, còn được biết đến với các tên gọi khác như Quốc lộ 1A, đường 1, đường cái quan, đường thiên lý hay đường xuyên Việt là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam.

Quốc lộ bắt đầu tại cửa khẩu Hữu Nghị trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, và kết thúc tại thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2.482 km.

Quốc lộ 1 nối liền 4 thành phố lớn là Hà Nội - Đà Nẵng - TP HCM - Cần Thơ, đi qua tổng cộng 31 tỉnh, thành.

Cụ thể, Quốc lộ 1 đi qua: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Như vậy, Quốc lộ 1 sẽ đi qua địa bàn của tỉnh Bắc Ninh.

Quốc lộ 1 có đi qua tỉnh Bắc Ninh không? Mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bắc Ninh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng bị xử phạt là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.

Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra thì công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Trung tâm) đã thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý tại trụ sở, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng đạt nhiều kết quả khả quan. Theo đó, Trung tâm đã và đang thực hiện 176 vụ việc/176 người; Số vụ việc kết thúc trong kỳ là 39 vụ việc/39 người. So với 6 tháng đầu năm 2022, số lượng vụ việc thụ lý 6 tháng đầu năm 2023 tăng 29,9%. Trong đó, số vụ việc tham gia tố tụng tăng 25,4%; số lượng vụ việc tư vấn tăng là 50%...

Đặc biệt, Trung tâm đã tích cực trong việc trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện công tác truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý và các chính sách ưu đãi xã hội dành cho người dân tộc thiểu số của Trung ương, của Tỉnh, dưới các hình thức đa dạng, phong phú như: xây dựng 01 phóng sự “Trợ giúp pháp lý- Để đồng bào dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”; biên soạn 58.800 tờ gấp và 5.600 quyển sách pháp luật bỏ túi cho người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Trung tâm cũng triển khai lồng ghép các chuyên đề pháp luật phù hợp với nhu cầu của người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại các hội nghị trợ giúp pháp lý ở cơ sở.

Anh Nguyễn Văn Toàn, tạm trú tại phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, chia sẻ: “Vợ chồng tôi đều là ngư dân, sinh sống chủ yếu trên biển, nhận thức về pháp luật còn rất nhiều hạn chế, kể cả khi 2 vợ chồng lấy nhau cũng chỉ có gia đình 2 bên làm chứng, chứ không làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, tôi đã tìm đến Trung tâm TGPL với mong muốn làm được giấy khai sinh cho các cháu, trước mắt để cháu có thể đi học như các bạn. Sau này thì có thể thực hiện các thủ tục khác một cách thuận tiện. Không thể vì đời mình không biết chữ, không hiểu pháp luật mà để con cái mình không được đến trường”.

Trợ giúp cho gia đình anh Toàn là 2 trợ giúp viên pháp lý Vũ Thu Uyên và Trần Quý Cường. Để có được bản giấy khai sinh hợp pháp cho các con của anh Toàn đi học, các trợ giúp viên đã nhiều lần tiếp xúc với gia đình anh, cũng như cán bộ tư pháp của TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, để thu thập, củng cố hồ sơ. Qua đó, xác định phương hướng giải quyết đảm bảo nhanh chóng nhất cho gia đình anh Toàn. Trợ giúp viên pháp lý Vũ Thu Uyên nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết và chấp hành pháp luật cho người dân. Đồng thời, đồng hành, sát cánh với những người yếu thế để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ”.

Đánh giá về những kết quả đã đạt được, ông Nguyễn Hùng Tân – Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Thông qua các hoạt động tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, Trung tâm đã trợ giúp pháp lý miễn phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý có nhu cầu. Các vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý và thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật, không có trường hợp nào bị khiếu nại, tố cáo, do vi phạm pháp luật”.

Ngoài ra, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác tham mưu ban hành các Kế hoạch hoạt động, văn bản triển khai trên địa bàn tỉnh, cũng như chủ động triển khai công tác trợ giúp pháp lý có hiệu quả trên địa bàn; 100% yêu cầu trợ giúp pháp lý của người dân được đáp ứng kịp thời; việc cử người thực hiện TGPL được thực hiện nhanh chóng, đúng quy định và đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý. Qua đó, trình độ hiểu biết về pháp luật của người dân được nâng cao, ngày càng nhiều người tìm đến trợ giúp pháp lý khi có vướng mắc pháp luật, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật nói chung có những thay đổi tích cực.

Trợ giúp viên pháp lý TGPL tại xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục triển khai thực các Kế hoạch mà UBND, HĐND tỉnh đã đề ra. Đặc biệt là kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định chính sách trợ giúp pháp lý tại các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh năm 2023. Đồng thời, lồng ghép thực hiện các Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho trẻ em, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nhiễm HIV và chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú và người dân dễ tiếp cận; thực hiện chuyển đổi số, cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công tác; bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Thông qua việc trợ giúp pháp lý, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ người dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các quan hệ pháp luật phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh; nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân tộc thiểu số, gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa công tác trợ giúp pháp lý với các chính sách giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Qua đó, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thụ hưởng tối đa các chính sách ưu đãi theo quy định; góp phần xây dựng các xã, thôn, bản, đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.