Trình Bày Đặc Điểm Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Nước Ta
Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
Quy định của pháp luật về hồ sơ xin việc
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, các loại giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ dự tuyển (hồ sơ xin việc) cụ thể như sau:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, NLĐ cần chú ý đọc kĩ và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự tuyển (hồ sơ xin việc) của mình theo đúng quy định của pháp luật.
Dưới đây là mẫu phiếu phiếu đăng ký dự tuyển bạn có thể tham khảo:
Bước 3: Báo cáo sử dụng lao động
Theo quy định của pháp luật thì việc quy định về việc báo cáo sử dụng lao động được thực hiện như sau:
Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần:
– Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng lao động tại doanh nghiệp và địa phương
– Giúp bảo vệ quyền lợi cho người lao động
– Đảm bảo việc thực thi các chính sách pháp luật liên quan về lao động một cách tốt nhất như chế độ bảo hiểm, công đoàn,…
Bước 2: Thực hiện việc tuyển dụng lao động
Trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động, NSDLĐ cần làm hồ sơ quản lý và thông báo cho người lao động về thời gian dự tuyển sau khi nhận hồ sơ đăng kí dự tuyển của NLĐ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả tuyển dụng thì trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động, NSDLĐ cần phải thông báo kết quả tuyển lao động:
NSDLĐ trong quá trình thực hiện tuyển dụng phải tự chi trả các chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, các khoản chi phí sau đây:
Trong trường hợp NSDLĐ tìm kiếm NLĐ thông qua tổ chức dịch vụ việc làm hoặc doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì phải trả tiền phí dịch vụ tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
– Đối với hồ sơ dự tuyển của NLĐ nếu trong trường hợp NLĐ không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển thì trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động, NSDLĐ cần phải trả lại đầy đủ cho người lao động trong 05 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ yêu cầu.
– Trong thời gian 03 tháng kể từ ngày có kết quả tuyển dụng lao động, NLĐ nếu có nhu cầu trả lại hồ sơ dự tuyển phải làm văn bản yêu cầu đến trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động, NSDLĐ.
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN LAO ĐỘNG
Họ và tên (chữ in): …… Giới tính: ……..
Số chứng minh nhân dân / Hộ chiếu: …… Ngày cấp: …../…../….. Nơi cấp:….
Trình độ chuyên môn kỹ thuật: …….
Bậc trình độ kỹ năng nghề (nếu có): …….
Điện thoại: …… Fax: …. E-mail: ………..
Sau khi nghiên cứu nội dung thông báo tuyển lao động, tôi đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm:
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và thực hiện đúng các quy định về tuyển lao động./.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra.Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.
Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM vừa có công văn gửi đến các tổ chức, doanh nghiệp hiện có sử dụng lao động là người nước ngoài lưu ý một số quy định mới về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý và xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18-9-2023 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 4 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, kể từ ngày 1-1-2024, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB-XH (Cục Việc làm) hoặc Cổng Thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với bộ hoặc Sở LĐ-TB-XH nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
- Đối với vị trí công việc nhà quản lý, giám đốc điều hành: Tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm xác định đúng tình hình thực tế hoạt động tại đơn vị và căn cứ vào điều lệ công ty hoặc quy chế tổ chức hoạt động để cung cấp các tài liệu chứng minh đáp ứng với vị trí công việc theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18-9-2023 sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
- Đối với vị trí công việc chuyên gia, lao động kỹ thuật: Tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu chứng minh trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc đối với các vị trí công việc có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo đúng nội dung đã ghi nhận trong báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động; tránh trường hợp hồ sơ không được tiếp nhận giải quyết do không cung cấp đúng văn bằng, giấy chứng nhận đào tạo, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc theo nội dung đã giải trình.
Trong thời gian qua còn nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa thực hiện đúng theo quy định tại khoản 3 Điều 11 và khoản 3 Điều 18 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP về gửi hợp đồng lao động đã ký kết tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó, trong đó: thời gian làm việc, vị trí công việc, chức danh công việc, địa điểm làm việc ghi trên hợp đồng lao động phải đúng thông tin trên giấy phép lao động. Đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp rà soát và thực hiện bổ sung các nội dung chưa đúng quy định để tránh trường hợp giấy phép hết hiệu lực theo Điều 156 Bộ Luật Lao động 2019.
- Người sử dụng lao động thực hiện thu hồi giấy phép lao động đối với các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực và nộp lại Bộ hoặc Sở LĐ-TB-XH đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được quy định tại khoản 1, Điều 21 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
- Tổ chức, doanh nghiệp cần chú ý, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp lại giấy phép lao động, cần liên hệ Sở LĐ-TB-XH để nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động và lưu giữ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết.
Tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo đúng thời gian quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và mẫu báo cáo quy định tại Nghị định số 70/2023/NĐ-CP. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ không tiếp nhận báo cáo sau thời gian quy định để phục vụ công tác tổng hợp và báo cáo về Bộ LĐ-TB-XH theo đúng quy định.
Tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15-10-2018 của Chính phủ quy định đối tượng người lao động là công dân nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động và hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Đề nghị tổ chức, doanh nghiệp rà soát và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động nước ngoài khi làm việc tại đơn vị.
Tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm lưu giữ văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài do Bộ hoặc Sở LĐ-TB-XH cấp, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự và thực hiện các hồ sơ có liên quan đến người lao động nước ngoài. Các tập tin tài liệu điện tử (bản scan) được lưu giữ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP HCM. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp cần tra cứu thông tin có thể truy cập vào hệ thống để tìm kiếm các thông tin của người lao động nước ngoài đã nộp trước đó. Do đó đơn vị cần trực tiếp tạo lập tài khoản đăng nhập hệ thống để có sự chủ động trong việc tra cứu thông tin.
Cần nghiên cứu các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 32 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17-1-2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tránh việc thực hiện không đúng quy định khi sử dụng người lao động nước ngoài.