Trung tâm tài chính (tiếng Anh: Financial hub) là một thành phố hoặc khu vực nơi có trụ sở của nhiều tổ chức dịch vụ tài chính đa dạng.

Đặc điểm của Trung tâm tài chính

Trung tâm tài chính tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ví dụ, Paris là trung tâm tài chính của Pháp, vì hầu hết các định chế tài chính lớn của Pháp và sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất của Pháp, Euronext Paris, đều có trụ sở tại đây.

Nhưng cũng có những trung tâm tài chính quốc tế đóng vai trò là trung tâm tài chính quan trọng nhất đối với các nền kinh tế khu vực. Một ví dụ về một trung tâm tài chính như vậy là London, nơi đóng vai trò là trung tâm tài chính của toàn bộ châu Âu. Các trung tâm tài chính khác trên khắp thế giới bao gồm Singapore, Hongkong, Tokyo và thành phố New York.

Thành phố là một trung tâm tài chính có rất nhiều lợi thế. Các định chế tài chính như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, sàn giao dịch chứng khoán và tư vấn đầu tư có thể là những doanh nghiệp có lợi nhuận cao và một thành phố sẽ tăng rất nhiều doanh thu thuế khi các công ty này có trụ sở trong phạm vi thành phố đó. Trở thành một trung tâm tài chính cũng có nghĩa thành phố đó là một địa điểm thuận tiện để tổ chức các cuộc họp và công ước thương mại, từ đó thúc đẩy du lịch và các khoản thu thuế liên quan.

Đồng thời, các trung tâm tài chính như New York và London cũng có giá thuê trung bình tăng vọt trong những năm gần đây khi nhu cầu về nhà ở vượt xa nguồn cung mới. Điều này đã khiến một số nhà hoạt động đặt câu hỏi liệu lợi ích của việc trở thành một trung tâm tài chính có cao hơn chi phí của những công dân nghèo hơn hay không.

Các nhà kinh tế đã cố gắng giải thích hiện tượng các trung tâm tài chính bằng lí thuyết cụm (cluster theory), theo đó các công ty dịch vụ tài chính tập hợp lại ở một số thành phố. Theo lí thuyết cụm, những công ty trong cùng một ngành công nghiệp, cùng đặt tại một thành phố nhất định sẽ có nhiều lợi thế, vì việc thuê nhân công có năng lực của các ngành công nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các trung tâm tài chính cũng góp phần thúc đẩy sự cải tiến, do những cá nhân sáng tạo có thể gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề giữa các công ty. Kết quả là những tương tác này có thể dẫn đến nhiều sự đổi mới.

Các trung tâm tài chính được đặt tại các khu vực nơi các công ty có quyền truy cập vào số vốn lớn hoặc tài trợ từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác. Tại các trung tâm tài chính, có rất nhiều công ty dịch vụ tài chính cung cấp dịch vụ liên quan đến sáp nhập và mua lại, IPO và giao dịch. Kể từ tháng 3/2019, Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) đã nêu tên New York là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, sau đó là London và Hongkong.

Trung tâm tài chính là gì là thông tin nhà đầu tư cần nắm khi tham gia và thị trường chứng khoán. Đây là tổ chức góp phần tập chung quy chế tài chính, chức năng quản lý,..

Trung tâm tài chính là một phần của đô thị nơi có các định chế tài chính tập trung thông thường, sự hình thành và phát triển của một trung tâm tài chính là một quá trình dần dần trong đó các hoạt động tài chính được mở rộng do sự tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh và ngược lại.

Các trung tâm tài chính quốc tế phát triển là kết quả của việc mở rộng các trung tâm tài chính quốc gia. Các trung tâm tài chính quốc gia này chính là các trung tâm có ưu thế hơn trong cung cấp các dịch vụ tài chính có chất lượng cao, có vị trí địa lý thuận lợi, dịch vụ viễn thông quốc tế có nhiều tiện ích nhất.

Thuật ngữ trung tâm tài chính hay gắn với trung tâm tài chính quốc tế, theo đó Thuật ngữ Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial Center), viết tắt là IFC là một trung tâm mà tại đó diễn ra một lượng giao dịch tài chính với khối lượng và sự đa dạng đáng kể.

Trung tâm tài chính vô cùng quan trọng với nền kinh tế quốc gia

Vai trò của Trung tâm Tài chính là vô cùng quan trọng không chỉ đối với ngành tài chính mà còn đối với nền kinh tế quốc gia, cụ thể:

– Việc tập trung các định chế tài chính tại một chỗ sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin được dễ dàng và các tổ chức có thể có được thông tin đa dạng, chất lượng, mà các thông tin được xem là vô cùng quan trọng nhất trong tài chính, do đó sẽ tăng thêm năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức có thể khai thác các thông tin ấy.

– Các Trung tâm Tài chính Quốc tế thường sẽ là nơi thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc. Chính điều này sẽ làm giảm bớt chi phí đào tạo chất lượng cao, chi phí tuyển dụng, làm tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính.

– Các tổ chức trong lĩnh vực tài chính rất đa dạng như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,.. cùng với đó là vô vàn dịch vụ như thanh toán, cho vay, tư vấn thuế, tư vấn luật, chứng khoán, kế toán, kiểm toán, ngoại hối,… Những dịch vụ này đòi hỏi rất nhiều thời gian làm việc trực tiếp giữa khách hàng và các tổ chức. Do vậy, một Trung tâm Tài chính tập trung các tổ chức này về một nơi sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí cho cả các khách hàng và cả các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính.

– Các Trung tâm Tài chính ngoài vai trò dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước còn góp phần dẫn nguồn vốn thừa thãi ra nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước phát triển sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị gia tăng , đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

London và NewYork vốn là hai Trung tâm Tài chính Quốc tế Toàn cầu, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của thế giới. Sau này, một số Trung tâm Tài chính nằm ở khu vực châu Á/ Thái Bình Dương cũng vươn lên và phát triển nhanh chóng từ tầm Khu vực sang tầm Quốc tế như Hong Kong, Singapore, Thượng Hải, Tokyo…

Tham khảo thêm dịch vụ: Thành lập mới tại WinPlace

Các trung tâm tài chính của Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam không có bất cứ trung tâm tài chính nào. Việc xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế mới chỉ là dự kiến. Nghiên cứu kỹ hơn về thực trạng các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính như sau:

Thứ nhất, yếu tố về năng lực cạnh tranh

– Đối với điều kiện về Môi trường kinh doanh bao gồm khung pháp lý và cơ chế; Những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh liệu có đáp ứng được sự minh bạch, độ tin cậy cao, chi phí kinh doanh thấp cần thiết của một Trung tâm Tài chính Quốc tế. Yếu tố này chịu sự ảnh hưởng nhiều từ Trung ương trong khi quyền hạn và trách nhiệm của Chính quyền Thành phố còn nhiều giới hạn.

Việt Nam có nhiều trung tâm tài chính

Các cơ quan quản lý liên quan cần phải hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, quy định quá chặt chẽ có thể dẫn đến một môi trường kinh doanh an toàn, nhưng nó cũng gây hạn chế cho các doanh nhân. Do đó, một môi trường pháp lý thuận lợi mang tính chất địa phương để gia tăng sự thông thoáng trong kinh doanh cũng nên được đưa ra.

– Điều kiện kinh tế của Thành phố bao gồm việc ổn định chính trị, chính sách thuế và thị trường tài chính cũng là các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của Thành phố.

– Yếu tố thứ ba trong nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux (2015) phản ánh năng lực cạnh tranh của Thành phố bao gồm Vốn nhân lực, Vị trí địa lý và Hình ảnh của Thành phố đối với Quốc tế.

Hình ảnh của Thành phố đối với quốc tế cũng là một trong những mối quan tâm khảo sát và phải được quản lý tích cực cả trong và ngoài nước. Để thực hiện được dự án xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi một chiến lược xây dựng hình ảnh cụ thể, phạm vi của dự án cần công khai, cùng với thông tin về thị trường tài chính, môi trường pháp lý, thuế trong thành phố.

Thứ hai, yếu tố về cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về năng lực cạnh tranh liên quan đến thể chế, chính sách, sự đa dạng của thị trường tài chính thì các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ và viễn thông là đặc biệt quan trọng để xem xét khi Thành phố muốn triển khai được dự án Trung Tâm Tài Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong thời đại phát triển của công nghệ, gắn với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. 0.

– Qua nghiên cứu thực nghiệm ở Istanbul, chiều đầu tiên liên quan đến Cơ sở hạ tầng là Dịch vụ công cộng và Môi trường xã hội: bao gồm Giáo dục, Y tế, An ninh và Tiện Nghi đô thị.

– Chiều thứ hai trong yếu tố về cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là “Tài nguyên cho mạng lưới kinh doanh”, chịu ảnh hưởng bởi Giao thông đô thị, Hàng không, Không gian văn phòng, Chỗ ở và quan trọng nhất hiện nay là Hệ thống viễn thông và cơ sở hạ tầng công nghệ.

Cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quyết định hình thành trung tâm tài chính

Thứ ba, yếu tố về tài chính,công nghệ.

Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng “Thành phố cần tận dụng xu thế mới, tận dụng trào lưu cũng như là những đột phá trong công nghệ để biến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế. Trong đó, một trong những lĩnh vực mà thành phố cần có sự đột phá là lĩnh vực tài chính công nghệ (Fintech), kết hợp công nghệ và tài chính mà Việt Nam vốn có nhiều lợi thế để thực hiện.

Trung tâm tài chính đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tìm hiểu thêm về tổ chức này để hiểu rõ về các thành phần kinh tế, đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!

Chi phí tài chính là gì? Đây là khoản phí phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu rõ hơn về loại chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Chi phí tài chính là chi phí liên quan đến việc vay tiền hoặc sử dụng các nguồn tài chính khác để quản lý tài sản và hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc cá nhân. Các chi phí này bao gồm các khoản lãi suất, phí giao dịch, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài chính.

Chi phí tài chính phản ánh hoạt động của công ty

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng để mua thiết bị, chi phí lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay đó sẽ được tính vào phí tài chính. Tương tự, khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các khoản phí giao dịch và phí bảo hiểm cũng được tính vào phí tài chính.