Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Văn Tuấn khẳng định, là ngân hàng thương mại hàng đầu trong chủ lực đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank luôn coi nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực ưu tiên để điều hành tập trung tín dụng.

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường của chúng ta...

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường.

Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi từ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiện là vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt một cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của một số người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn xã Xuân Bái chúng ta mặc dù đa số các hộ gia đình đã nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, nhưng bên cạnh đó có những người, những hộ gia đình mang xác động vật chết ném xuống tuyến kênh mương, ao, hồ, sông, ra đường, hoặc điểm tập kết rác. Đó là do những thói quen xấu, có từ lâu, khó sửa đổi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường.

Tại khu dân cư một số hộ gia đình không nộp phí vệ sinh môi trường hàng tháng, lợi dụng lúc trời tối, những đoạn đường vắng người vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng, xuống sông... Đây là những hành động cần lên án.

Để ngăn chặn tình trạng trên, UBND xã giao Công an xã và Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Môi trường tăng cường công tác tuần tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như sau:

1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

Như vậy, đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộng được quy định tại điểm c, Điều 20 Nghị định này thì chế tài xử lý đối với hành vi này là xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, Cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

Môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển. Với Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông thôn thì BVMT nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng công tác BVMT, coi đó là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất góp phần phát triển kinh tế nói chung và phát triển một nền nông nghiệp bền vững nói riêng. Sau gần 30 năm đổi mới, công tác BVMT ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trước áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, công tác BVMT đang đứng trước những thách thức gay gắt; đất đai bị thoái hóa; chất lượng nguồn nước suy giảm mạnh; không khí bị ô nhiễm; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không theo quy hoạch; khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân; nhận thức về tầm quan trọng của công tác BVMT của các cấp, ngành và người dân ở nhiều nơi chưa đầy đủ; nguồn lực đầu tư cho BVMT còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập…

Từ thực tế đó, Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đất nước. BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Đây đồng thời là nhiệm vụ phức tạp, cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng cao, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Với quan điểm đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững, Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3-6-2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT cũng khẳng định quan điểm tăng cường BVMT phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường.

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vị trí chiến lược và là cơ sở cũng như lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và BVMT sinh thái của đất nước. Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội; là thị trường để tiêu thụ sản phẩm, có vai trò quan trọng trong việc tạo sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giúp hình thành những vùng du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Do đó, việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và BVMT ở khu vực nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc BVMT của cả nước. Sự phát triển bền vững nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008, của Hội nghị lần Trung ương 7 khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã xác định mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; đồng thời xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ. Do đó, các cấp chính quyền và nhân dân cần chủ động triển khai các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu; ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04-6-2010, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 cũng đưa ra mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ. Trong nhiều nội dung cần thực hiện của Chương trình, có nội dung tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng các công trình BVMT nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…. (ứng với tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM).

Như vậy, có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác BVMT, trong đó có môi trường nông thôn, coi đây là bước đi tất yếu cần thực hiện để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng NTM trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực trạng môi trường nông thôn nước ta trước tác động của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp

Sau gần 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đã đạt được thành tựu to lớn. Nền nông nghiệp nước ta vượt qua nhiều khó khăn để đạt mức tăng trưởng khá nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2015, ngành nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 2,41%. Cả giai đoạn 2011 - 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 140,6 tỷ USD, bình quân tăng 9%/năm. So với năm 2010, tổng kim ngạch đã tăng từ 19,5 tỷ USD lên 30,38 tỷ USD năm 2014 và 30,14 tỷ USD năm 2015, tăng 54,6%. Nhờ đó, bộ mặt nhiều vùng nông thôn - địa bàn chính của sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thay đổi tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, những thành tựu đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đồng đều giữa các vùng, sức cạnh tranh chưa cao và đặc biệt là môi trường khu vực nông thôn ngày càng ô nhiễm nặng nề trong những năm qua.

Trước thực trạng đó, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia 2014 với chủ đề “Môi trường nông thôn” - vấn đề môi trường đang nổi cộm ở nhiều vùng nông thôn nước ta hiện nay. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì dưới áp lực của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khu vực nông thôn - nơi tập trung khoảng 70% số dân của cả nước đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề, như ô nhiễm nước, không khí, đất,…

Theo thống kê, mỗi năm ở khu vực nông thôn phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu - loại rác thải nguy hại chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh mà xả trực tiếp ra môi trường… làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu tùy tiện không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không bảo đảm thời gian cách ly; việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật… chính là nguồn chất thải độc hại lớn gây nguy hại cho môi trường. Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, môi trường ở các làng nghề nông thôn nước ta hiện nay cũng đang đối mặt với nạn ô nhiễm nghiêm trọng. Với gần 4.600 làng nghề, hoạt động sản xuất nghề nông thôn, bên cạnh những tác động tích cực là tạo việc làm cho hơn chục triệu lao động thì mức độ ô nhiễm và tỷ lệ người mắc bệnh ở đây có xu hướng ngày càng tăng, tuổi thọ của người dân cũng giảm và thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Nhiều làng nghề chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải, gây mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nông thôn. Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương hầu như đều đang trong tình trạng bị bỏ ngỏ. Thậm chí, nhiều địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao, hồ, vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không bảo đảm quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Bên cạnh đó, hiện tượng khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không quy hoạch, thậm chí đến mức tận diệt đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, là nguyên nhân của những biến đổi bất thường của thời tiết, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và tài sản, tính mạng của người dân.

Nguyên nhân của tình trạng trên là ý thức BVMT của cộng đồng dân cư sinh sống và sản xuất tại các khu vực nông thôn chưa cao; nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe người dân của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở nhiều địa phương chưa đầy đủ; đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; nguồn ngân sách đầu tư cho BVMT chưa đáp ứng được yêu cầu. Đến nay, hầu hết các địa phương trên cả nước đều đang gặp khó khăn trong việc triển khai và đáp ứng tiêu chí 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, các xã nông thôn đạt chuẩn các tiêu chí chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn.

Giải pháp BVMT nông thôn hiện nay

Trước những thách thức về môi trường đặt ra với yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương đúng đắn để nâng cao hiệu quả công tác BVMT, trong đó có môi trường nông thôn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT” khẳng định mục tiêu đến năm 2020, nước ta sẽ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, cụ thể là không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra lưu vực các sông được xử lý; tiêu hủy, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt; phấn đấu 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu đó, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, chúng ta cần chung tay thực hiện kiên trì những giải pháp căn cơ, đồng bộ, cụ thể là:

Một là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT ở các cấp, ngành và ở mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường. Đây được xác định là giải pháp vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vừa mang tính chiến lược, lâu dài.

Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về BVMT; xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ BVMT, quản lý chất thải nông thôn giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, thi công hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng phải được thực hiện trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM đã được phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT, ngày 28-10-2011 của liên Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vị phạm Luật BVMT số 55/2014/QH13.

Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về BVMT; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về BVMT. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia BVMT. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT; gắn nội dung BVMT với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM với các tiêu chuẩn về môi trường.

Bốn là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề tại các khu vực nông thôn, bảo đảm tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, để có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo. Ðối với các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các vùng nông thôn hiện nay, cần có quy định bắt buộc về các yêu cầu bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh trước khi cấp phép hoạt động...

Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng; ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; tiến tới một nền nông nghiệp sạch. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, có chính sách khuyến khích những cán bộ môi trường có chuyên môn tốt về làm việc tại các khu vực nông thôn. Lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán của khu vực nông thôn để phổ biến áp dụng; tăng cường tận thu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong nông nghiệp.

Sáu là, tích cực mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong công tác chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và BVMT. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường; thực hiện đầy đủ các Điều ước quốc tế, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án về BVMT phù hợp với lợi ích quốc gia. Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, chủ động tiếp cận công nghệ mới từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân trong công tác BVMT, nhất là môi trường khu vực nông thôn.

QĐND - 1. Về nông thôn đi!-Anh bạn tôi rủ-Ta sẽ được thay đổi nhịp sống. Ở đó, chúng ta sẽ đi dã ngoại, tham quan, tát mương, bắt cá và tất nhiên là không thể thiếu chuyện thưởng thức các món ăn dân dã của miền thôn quê.

Nghe chừng hấp dẫn, tôi đồng ý. Hành trình của chúng tôi bắt đầu tại bến tàu Du lịch Tiền Giang. Tàu đưa chúng tôi đi giữa xanh tươi cây trái, ở hai bên bờ sông Tiền. Những cù lao lần lượt lướt qua: Long, Lân, Quy, Phụng. Khi thuyền cập bến Cồn Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, cả đoàn lên bờ, tỏa đi các góc, xăm soi từng gốc, từng bông, từng trái trong các vườn cây ăn quả, vườn hoa kiểng, bonsai. Anh bạn tôi thích thú tìm hiểu cách nuôi ong lấy mật, cách pha trà với mật ong và cảm thán: Vừa nhâm nhi trà mật ong vừa lắng nghe nhạc đờn ca tài tử là nhất. Tôi bảo: Hành trình đâu đã hết mà anh định thả mình? Anh ấy trả lời: Về thôn quê người như muốn giãn ra, nhẹ nhàng hẳn. Tôi lắc đầu: Cũng tại công việc của anh gắn quá nhiều với máy móc mà thôi.

Sông nước miền Tây Nam Bộ luôn hấp dẫn du khách.

Hành trình của chúng tôi không khác lời giới thiệu của người hướng dẫn viên khi xuất bến, kể cả việc thử cảm giác chèo thuyền trên những con rạch nhỏ, nhìn bóng dừa thả dáng trên sông mà ngỡ như mơ thấy ai buông tóc dài ra chải. Anh bạn tôi, nhà báo Đinh Kim Tuấn, công tác ở Báo Đồng Nai nhắc: Phải thay bộ đồ đi, khoác chiếc áo bà ba đen vào mới hiểu thế nào là người Nam Bộ. Tôi mân mê một lúc mới mặc bộ áo thân thuộc của người miền Tây ấy vừa băn khoăn, mặc thế này mà tát mương, bắt cá thì… Gió khẽ lùa vào chỗ hở nhỏ ngang eo. Vén tay áo, tôi cầm chiếc gầu dai mà thấy như mình đang hóa thân thành một người miền Tây ngọt ngào, dai dẻo. Cạnh bên tôi, người ta lội ào xuống mương, thôi cả việc dùng nơm bắt cá mà quờ bằng cả hai bàn tay. Rồi cũng chính những bàn tay ấy, lúc sau, tập chế biến cá, với đủ món cá nướng vỉ, cá nướng trui… Anh Hài Chuyển, người lái thuyền đưa chúng tôi đi cười rổn rảng: Chưa biết miền quê chúng tôi hấp dẫn các anh chị đến chừng nào, nhưng nhìn cái cách anh chị cười hoài, vậy là vui rồi.

2. Đi một hành trình dài, đến các miền quê, hòa mình vào cuộc sống của người nông dân, làm những công việc họ vẫn thường làm, cảm nhận những điều thú vị của nông thôn, nhận ra cuộc sống hiện tại của mình có những thứ thật tuyệt hoặc vẫn còn điều gì chưa đủ… Đó là trải nghiệm mà chương trình du lịch làm nông dân một ngày mà chúng tôi tham gia đang cố gắng cung cấp cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nguyễn Thị Hương Giang thử làm nông dân tại Tiền Giang.

Nguyễn Thị Hương Giang thử làm nông dân tại Tiền Giang.

Chương trình du lịch đi về các vùng nông thôn rất thuận tiện đối với đất nước có dân số làm nông nghiệp lớn như Việt Nam. Cảm giác khác lạ, dễ đến với du khách ít khi rời văn phòng, phố thị và cũng hấp dẫn với cả những người đi nhiều và đi xa. Trong số đó có cả giới nhà báo và dân làm du lịch. Nguyễn Thị Hương Giang, Công ty G Việt Nam 19, là một trong số đó. Hương Giang làm du lịch đã nhiều năm, phụ trách mảng đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Giang thạo tiếng Hoa nên hay đến các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Xin-ga-po, Lào, Cam-pu-chia…

Hương Giang kể: “Làm du lịch cho em có cơ hội được đi đến nhiều điểm du lịch trên thế giới. Nhưng đến miền Tây Nam Bộ thì bây giờ mới là lần đầu tiên. Trong khi, bạn bè và đồng nghiệp của em đã đi rất nhiều. Khi về, họ quảng cáo kinh quá làm em tò mò và hiếu kỳ nên bố trí thời gian để được trải nghiệm, có chuyến du lịch tìm hiểu mùa nước nổi là em phải đăng ký ngay. Khi tới tận nơi, xem tận mắt, thử tận tay thế này rồi thì quả thật là tuyệt vời. Em tiếc là từ sáng đến tối không đủ thời gian để trải nghiệm hết.”

Những ngôi nhà dân không có cổng. Gốc cây dừa có em bé đang núp, thi thoảng lại ngó về phía những người khách phương xa. Chiếc xe đạp dựng ở gốc cây không khóa. Cái quần của ai vẫn phơi trên hàng rào… Tất cả, vừa như thân thuộc vừa lạ. Mải mê với cảnh sắc thôn quê, Giang không quên cố gắng tham gia hết những hoạt động, việc làm có thể trong chuyến đi. Nhìn cô gái với đôi bàn tay trắng, nhỏ, cố giơ bó lúa lên để đập thử mà không khỏi buồn cười. Cùng với những quãng vui, quãng ngỡ ngàng về cuộc sống của vùng sông nước mang đến không chỉ cho tôi hay Giang ấn tượng về miền Tây thật dạt dào: Thiên nhiên hào phóng, cây cối xanh tươi mướt mát. Nhìn đâu cũng thấy mênh mông sông nước. Người miền Tây thân thiện, nhiệt tình, chân chất, thật thà.

3. Chương trình cho mọi người được trải nghiệm đời sống ở nông thôn đã được tổ chức trong nhiều năm qua. Một số địa phương đã có những khu phát triển được loại hình du lịch này. Đối tượng hướng đến đa dạng. Trong đó, đối tượng dễ tổ chức và đang khá hưởng ứng là trẻ em. Trải nghiệm đời sống của người nông dân tại miền Tây Nam Bộ. Ảnh: Đà Lâm

Trải nghiệm đời sống của người nông dân tại miền Tây Nam Bộ. Ảnh: Đà Lâm

Chuyến du lịch làm nông dân thường diễn ra trong ngày, từ sáng đến chiều. Ở Hà Nội, hình thức du lịch này từng được tổ chức ở Ba Vì, hay Trang trại giáo dục ERA House, Long Biên, Hà Nội; khu du lịch nông nghiệp của Công ty Chè Mộc Sương, Mộc Châu, Lai Châu. Tên gọi có lúc là “Một ngày làm nông dân”, có nơi lại là “Học làm người nông dân”… Miền Trung có chương trình du lịch đến làng rau truyền thống Trà Quế, Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam; khu Đồng Xanh - Đồng Nghệ, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; làng rau, làng hoa Ngọc Lãng, (Bình Ngọc, TP Tuy Hòa) hay xóm chài Mỹ Quang (An Chấn, Tuy An), tỉnh Phú Yên. Miền Nam có du lịch trải nghiệm ở khu sinh thái xã Trung An, huyện Củ Chi, khu trồng rau ở quận 12, TP Hồ Chí Minh, rồi cả Mỹ Tho, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ…

Sự phát triển đó là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam cùng với chủ trương phát triển kinh tế nông thôn của Đảng, Nhà nước. Du lịch thử làm nông dân có thể phát triển, mở rộng và kết hợp phát triển kinh tế nông thôn với quy hoạch khu du lịch nông nghiệp. Qua anh Nguyễn Văn Quang-tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang tôi được biết, trước đây, từng có sự kết hợp trong hoạt động liên quan đến du lịch giữa những người làm du lịch và hội viên Hội Nông dân tỉnh, nhưng chưa khả quan. Để có kết quả tốt, thời gian tới cần có sự đầu tư nguồn lực của trên.

Thời gian qua, hình thức du lịch về nông thôn ở miền Tây Nam Bộ chưa rộng mở, nhưng đã có hướng phát triển. Vấn đề đặt ra là cần tập huấn truyền thông, hướng dẫn người nông dân làm quen với hoạt động du lịch, kinh tế du lịch và đầu tư hợp lý.

Vừa viết xong những dòng trên tôi nhớ ra khi giữa hành trình mình đã cùng có ý nghĩ như Nguyễn Thị Hương Giang: Các chương trình về nông thôn có tính ứng dụng cao. Chúng tôi mong hình thức trải nghiệm này sẽ mở rộng. Và, tôi cũng muốn như bạn tôi, có thể, rủ được ai đó cùng về nông thôn.

Một ngày làm

Một ngày làm... nông dân

Các tình nguyện viên “gánh, gánh, gánh, gánh lúa về, lúa về...”

Vụ chiêm của đồng bằng Bắc bộ đang bước vào thời điểm thu hoạch. Hơn 20 bạn trẻ đang sinh sống, học tập tại Hà Nội đã tình nguyện làm nông dân bằng việc giúp người dân thôn Phú Diễn, Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội gặt lúa.

Đi gặt lúa với bà con là một trong những chương trình nằm trong kế hoạch hoạt động hằng năm mà VietNam Volunteer Network (mạng thông tin tình nguyện Việt Nam: Aoxanh.net) thực hiện.

5g30 sáng ngày 10-6, hơn 20 tình nguyện viên từ Hà Nội đã có mặt đủ để di chuyển hơn 10km về Phú Diễn. Người nào cũng ăn mặc giản dị, đi dép lê, và mặc một chiếc áo khoác dài tay màu xanh tình nguyện. Trông như những nông dân thực thụ, 7g sáng, mỗi người đã tay liềm, tay đòn gánh, chân đất đi ra cánh đồng.

Lịch trình làm việc của các tình nguyện viên chia làm hai nhóm, hôm nay sẽ gặt khoảng 1 mẫu ruộng của những gia đình thương binh, gia đình neo đơn trong xóm. Mỗi nhóm sẽ theo sự hướng dẫn của một bác nông dân trong làng.

Không ai bảo ai, mọi người ai làm việc nấy, chỉ mong xong cho thật nhanh để có thể chuyển sang ruộng khác. Chỉ một loáng ngay buổi sáng đã có khoảng sáu sào ruộng của nhiều hộ đã được gặt, gánh và tuốt xong xuôi đem về tận nhà.

Cơn mưa đêm hôm trước làm cho cánh đồng lúa rũ vàng ươm nhưng ở dưới chân thì ngập nước và thụt đến đầu gối. Mọi người động viên nhau từ việc gặt, gánh cho đến tuốt lúa cho từng gia đình.

Mấy cậu con trai khỏe chân khỏe tay thì nhanh nhảu đi gánh và ôm lúa lên bờ. Các bạn nữ tranh thủ trời còn chưa nắng gắt, gặt và bó lúa. Chân lội bùn đến gối, trên vai là những bó lúa nặng trĩu, những tình nguyện viên trẻ mà đa số chưa quen đồng ruộng đã hiểu hơn nỗi gian lao của người nông dân quanh năm một nắng hai sương để làm ra hạt thóc.

Ngày làm việc của các thợ gặt bắt đầu từ sớm và kết thúc khi mặt trời đã xế bóng. Bữa cơm trưa tại nhà một nông dân trong thôn với rau lang xào, sung muối, canh trai nấu giấm bỗng... như một bữa cơm của một đại gia đình với hơn 20 thành viên.

“Ngồi trong phòng điều hòa làm việc suốt ngày, hôm nay ra đồng, lội ruộng, gánh lúa, chân nọ đá chân kia, ngã dúi dụi xuống ruộng... mình hiểu sự vất vả của nghề nông. Thật may là mình đã có cơ hội để được đến đây và gặt lúa với mọi người”- Cao Ngọc Tú, kỹ sư công nghệ thông tin, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, chia sẻ sau một ngày tập làm nông dân.

Theo TTO