Cuộc tranh cãi chưa có hồi kết giữa chính phủ và giới y khoa Hàn Quốc kéo dài từ đầu năm nay đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch cải cách y tế của xứ kim chi. Hàng nghìn bác sĩ nội trú và thực tập sinh Hàn Quốc đã bỏ việc nhằm phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ. Làn sóng phản đối chính sách tăng tuyển sinh ngành y đã khiến hàng loạt sinh viên y khoa ở các trường đại học của Hàn Quốc xin nghỉ học trong năm 2024.

Quyết liệt chuyển đổi số giúp cân đối cung cầu lao động

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về các chính sách phục hồi và phát triển thị trường lao động, TS. Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội cho rằng, chúng ta thấy rõ bức tranh về tình hình lao động trong 2 năm gần đây khá u ám do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Những tháng cuối năm 2022, thị trường lao động một lần nữa gặp "cú sốc" về chuỗi cầu do các doanh nghiệp bị giảm đơn hàng dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc, giãn việc.

TS. Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội: Chính phủ quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển thị trường lao động bền vững

Trước thực tế này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khá toàn diện, có thể kể đến như: Chính sách cho vay vốn, giãn nợ cho doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, trả lương cho người lao động. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động, Chính phủ, các địa phương cũng có những chính sách hỗ trợ cho lao động tự do…

"Những chính sách phục hồi của Chính phủ được thực hiện đồng loạt đã góp phần rất đáng kể vào việc giúp thị trường vượt qua những "cú sốc" lớn. Sự linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thể hiện ở việc vừa ban hành chính sách mới, phù hợp với tình hình thực tế vừa gia hạn các chính sách sẵn có để công tác hỗ trợ triển khai nhanh chóng", TS. Nguyễn Thị Lan Hương đánh giá.

TS. Nguyễn Thị Lan Hương cũng đánh giá cao các chính sách phục hồi thị trường lao động và cho rằng các chính sách có tầm nhìn khá logic từ Trung ương đến địa phương, từ ngắn hạn đến dài hạn. "Theo tôi, nếu chúng ta triển khai tốt chính sách thì mục tiêu phục hồi thị trường lao động không hề khó", nguyên Viện trưởng Viện Khoa học-Lao động và Xã hội khẳng định.

Nhận định rằng nguyên tắc để thị trường lao động vận hành linh hoạt, hiệu quả là phải nắm được dữ liệu thông tin của người lao động, theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương việc Chính phủ quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển thị trường lao động bền vững, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu để cân đối cung cầu lao động. Bà kỳ vọng, thời gian tới các phần mềm về quản lý thông tin lao động sẽ được triển khai, trở thành cơ sở dữ liệu quan trọng để cân đối cung cầu lao động.

Đề xuất các giải pháp để triển khai các chính sách hỗ trợ hiệu quả trong thời gian tới, TS Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, cần cải thiện các điều kiện thụ hưởng để người dân có thể tiếp cận hỗ trợ thuận lợi, dễ dàng hơn. Thực tế, lao động phi chính thức đang chiếm tới hơn 60% trong tổng số lao động, tuy nhiên, đối tượng này lại khó tiếp cận hỗ trợ do việc chứng minh điều kiện để thụ hưởng chính sách gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, cơ chế đánh giá tác động chính sách cần được thực hiện thường xuyên và thực chất hơn, tìm được các nguyên nhân triển khai chưa tốt để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.

Thủy sản là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong 11 tháng đầu năm 2014. Mặc dù suy thoái kinh tế diễn ra trầm trọng ở nhiều nơi, khiến cho nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam lao đao, nhưng đối với thị trường thủy sản hầu như không bị ảnh hưởng mà liên tục mở rộng và phát triển. Để thị trường phát triển như hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều thách thức, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm đến giải quyết các vụ tranh chấp thương mại quốc tế. Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm bám biển khai thác thủy sản, ngày 07/7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thủy sản tháng 11/2014 ước tính đạt 0,48 triệu tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó cá đạt 0,34 triệu tấn, tăng 5,7%; tôm đạt 0,07 triệu tấn, tăng 7,7%. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5,7 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 2,7 triệu tấn, tăng 5,2%; sản lượng nuôi trồng khoảng 3 triệu tấn, tăng 3,2%.

Khai thác thủy sản 11 tháng đầu năm 2014 đạt được kết quả cao do thời tiết biển thuận lợi, giá một số loại thủy sản tăng nên ngư dân tăng cường ra khơi bám biển, đồng thời, ngư dân tập trung khai thác những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Nhà nước, số tàu khai thác hải sản công suất 90 CV trở lên ở các địa phương đã tăng lên. Tổng sản lượng thủy sản của cả năm 2014 ước tính đạt 6,3 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2013, trong đó, sản lượng cá đạt 4,5 triệu tấn, tăng 3,6%; tôm 0,85 triệu tấn, tăng 12,3%; thủy sản khác đạt 0,95 triệu tấn, tăng 6,7%. Đặc biệt, nghề nuôi tôm có nhiều thuận lợi, giá tôm chân trắng tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm 2013, diện tích thả nuôi tăng mạnh (nhất là tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục có đà tăng trưởng mạnh như vậy phải kể đến vai trò chủ đạo của mặt hàng tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng tôm đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013, trong đó, sản lượng tôm chân trắng đã tăng 400%. Xuất khẩu tôm chân trắng đạt 1,06 tỷ USD (tăng 133% so với cùng kỳ năm 2013), đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm lên gần 1,8 tỷ USD (tăng 62%), đồng thời, chiếm trên 49,5% giá trị xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, ở các tháng tiếp theo sản lượng tôm vẫn giữ ở mức ổn định so với tháng trước đó.

Tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, mặt hàng tôm có được thành quả trên do Việt Nam có nguồn nguyên liệu ổn định và nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh.

Theo VASEP, hiện nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm 23% tỷ trọng xuất khẩu. Thị trường lớn thứ hai là Liên minh châu Âu (EU), chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo VASEP, nhờ mặt hàng tôm, Việt Nam hoàn toàn có năng lực mở rộng thị trường EU hơn nữa. Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp tôm lớn thứ ba tại EU sau Ấn Độ và Ecuador. Hàn Quốc, ASEAN và Australia cũng ngày càng khẳng định là những thị trường tiềm năng của Việt Nam. Điển hình là Hàn Quốc, thị trường này đã lấy lại vị trí thứ tư với mức tăng trưởng khá cao (51%) trong nhóm các nước đơn lẻ nhập khẩu thủy sản của Việt Nam sau khi bị tụt hạng năm 2013. Đây cũng là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng giá trị mực, bạch tuộc xuất khẩu. Tại thị trường Nhật Bản, nhờ giá tôm tiếp tục ở mức cao đã giúp giá trị xuất khẩu tôm sú Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh.

VASEP lạc quan nhận định sức tăng trưởng của các mặt hàng thủy sản Việt Nam cùng với nhu cầu thế giới ngày càng khả quan, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu cho những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015.

Tuy nhiên, con đường thành công của ngành thủy sản không phải lúc nào cũng thuận lợi. Theo các nhà kinh tế, chưa có ngành nào của Việt Nam phải trải qua nhiều vụ kiện thương mại, tranh chấp như lĩnh vực thủy sản.

Điển hình là Mỹ, thị trường nhập khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam, song cũng là thị trường phức tạp nhất và khó khăn nhất về các tranh chấp đối với hai mặt hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu Việt Nam, với các vụ kiện chống bán phá giá, khởi đầu với mặt hàng cá tra, cá basa tiếp đến là mặt hàng tôm từ phía Bộ Thương mại Mỹ, gây thiệt hại hàng triệu USD. Tuy nhiên, từ những ngày đầu của tiến trình hội nhập toàn cầu hóa, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, được sự hỗ trợ hiệu quả của Nhà nước, đã bắt đầu giải quyết tốt những thách thức thương mại nảy sinh trong quá trình cạnh tranh.

Ngay từ đầu năm 2014, Việt Nam đã đối mặt với một loạt những biện pháp của các Chính phủ tại các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam nhằm bảo hộ doanh nghiệp nội địa, điển hình là một số nước nhập khẩu thủy sản viện nhiều lý do để đưa ra các biện pháp kỹ thuật kiểm tra gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tại Mexico, nước này lấy lý do dịch bệnh để tạm ngừng nhập khẩu mặt hàng tôm và sản phẩm chế biến từ tôm. Ai Cập thường khiếu nại hàng thủy sản Việt Nam chất lượng không đồng đều, không vượt qua được kiểm tra về an toàn thực phẩm nên việc thông quan khó khăn, phát sinh thêm nhiều chi phí tại cảng như chi phí lưu kho, bãi, chi phí điện… Thị trường Nhật Bản ban hành quy chế kiểm tra ngặt nghèo chỉ tiêu Oxytetraxylin với mức giới hạn phát hiện (MRL) là 0,2ppm trong mặt hàng tôm. Đối với mặt hàng cá da trơn, năm 2014, thị trường Mỹ vẫn áp dụng Luật Nông nghiệp duy trì chương trình giám sát cá da trơn và áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam… Đối với tranh chấp thương mại, Việt Nam tiếp tục đối mặt với các vụ kiện bảo hộ và bán phá giá đối với các sản phẩm cá tra, cá basa và tôm.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cùng phối hợp và đã giải quyết được một số vụ tranh chấp thương mại, trong đó đáng chú ý là hai động thái liên quan đến mặt hàng tôm tại Mỹ. Thứ nhất, DOC đã ra quyết định cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 7 (POR7) đối với tôm nước ấm đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/2/2011 đến 31/1/2012, công nhận toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam tham gia POR7 đều không bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ, do đó, 33 doanh nghiệp đều nhận mức thuế 0%. Thứ hai, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã bỏ phiếu phủ quyết quyết định của DOC về kết quả cuối cùng của vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị DOC khởi xướng điều tra đầu năm 2013. Theo ITC, ngành tôm nội địa không hề bị ảnh hưởng gì về vật chất do việc trợ cấp của Chính phủ các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ. Kết luận này của ITC chấm dứt hoàn toàn vụ kiện chống trợ cấp tại Mỹ. Đây được coi là hai thành công lớn của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp về tôm tại thị trường Mỹ, một trong những nguyên nhân đã giúp cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này tăng mạnh.

Rõ ràng, những tranh chấp thương mại và hàng loạt biện pháp kỹ thuật bảo hộ hàng hóa ngày càng gia tăng từ các thị trường EU, Nhật Bản, Nga… là bài học quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối mặt với những thử thách này, các doanh nghiệp Việt Nam đã chứng tỏ được sự trưởng thành và khả năng ứng phó nhanh nhạy, bắt kịp với tiến trình phát triển thị trường, từ đó gặt hái được những thành quả ấn tượng.

Vượt qua những đợt sóng lớn trong đại dương toàn cầu hóa, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng với vai trò là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước.

Triển khai thực hiện bảo hiểm thủy sản

Ngày 07/7/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định đã quy định đầy đủ, có hệ thống, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn, đồng thời góp phần vào bảo vệ các vùng biển của nước ta. Đó là các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng cho khai thác hải sản gồm các cảng cá, bến cá; chính sách tín dụng; chính sách vay vốn lưu động; chính sách bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên.

Sau khi Nghị định 67 được ban hành, các bộ, ngành và các địa phương có liên quan đã tích cực triển khai để chuẩn bị thực hiện Nghị định, đồng thời tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Nghị định 67 đến các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan và tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản, dịch vụ khai thác hải sản xa bờ tại địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, việc triển khai Nghị định số 67 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho người dân ra khơi bám biển khai thác thủy hải sản, phát triển ngành nghề này, đồng thời, khẳng định sự hiển diện chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo. Do vậy, các cơ quan liên quan bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm phải có sự phối hợp chặt chẽ để đưa chính sách này vào cuộc sống...

Duy Thanh (Xem bản đầy đủ tại Thông tin Tài chính số 24 kỳ 2 tháng 12/2014)