Thành Lập Hội Đồng Trọng Tài Tại Trung Tâm Trọng Tài
Việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hữu Thịnh. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!
Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thỏa thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
– Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên không có thỏa thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
– Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất;
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên theo đúng quy định của pháp luật, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các bên.
Hội đồng trọng tài thành lập tại Trung tâm Trọng tài
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nêu trên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
– Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nêu trên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nêu trên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;
– Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
Thứ nhất xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài ( Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010)
Thứ hai, khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài ( khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều 44 Luật trọng tài thương mại 2010)
Thứ ba, thẩm quyền xác minh sự việc của Hội đồng trọng tài ( Điều 45 Luật trọng tài thương mại 2010)
Thứ tư, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ ( Điều 46 Luật trọng tài thương mại 2010)
Thứ năm, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng ( Điều 47 Luật trọng tài thương mại 2010)
Trên đây là những quy định về thành lập hội đồng trọng tài. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:
Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) 28-6276 9900
Hot line: (84) 916-545-618
Email: [email protected]
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là gì?
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.
Trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
Trung tâm trọng tài là trung tâm có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
Các Trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quản quản lí nhà nước, cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước.
Quy định của pháp luật về công bố thành lập Trung tâm trọng tài
Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ và được cấp Giấy phép thành lập trung tâm trọng tài và giấy đăng ký hoạt động thì Trung tâm trọng tài còn phải thực hiện hoạt động công bố thành lập trung tâm theo quy định tại Điều 26 Luật Trọng tài thương mại 2010. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài. Theo đó, tên của trung tâm trọng tài phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Tên của Trung tâm trọng tài được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Trung tâm trọng tài” và không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp Trung tâm trọng tài có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên gọi đó phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
- Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
- Thứ ba, Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
- Thứ tư, thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài.
Bên cạnh đó, Trung tâm trọng tài phải niêm yết tại trụ sở những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài.
Việc công bố thành lập trung tâm trọng tài rất quan trọng. Bởi đây là những thông tin cơ bản giúp các chủ thể khác có thể nắm bắt, tìm hiểu về trung tâm trọng tài đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn Trung tâm trọng tài phù hợp để giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, đơn vị chọn giải quyết các xung đột, tranh chấp bằng hình thức giải quyết bằng trọng tài. Đây là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hình thức hội đồng trọng tài cần được thực hiện thông qua Luật trọng tài thương mại 2010. Do đó, CNC sẽ mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về quy định thành lập hội đồng trọng tài nhé.
Hội đồng trọng tài sẽ là thường bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên và được thành lập theo sự chỉ định của các bên tranh chấp. Sự chỉ định của các bên phải phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài để giải quyết vụ việc.
Hiện nay có 2 loại hội đồng trọng tài được pháp luật công nhận. Đó là Hội đồng trọng tài thành lập tại Trung tâm Trọng tài và Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập.